Lịch sử ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4

Ý nghĩa Ngày người khuyết tật Việt Nam

Kể từ ngày 18 tháng 4 năm 1998, khắp nơi trong cả nước đều có các hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng, chào mừng ngày người khuyết tật Việt Nam. Ngày này được coi là ngày hội của người khuyết tật. Các tổ chức, tập thể, cá nhân có liên quan đến người khuyết tật đều có các hành động để hướng đến ngày này. Các hoạt động trong ngày người khuyết tật Việt Nam như giao lưu văn nghệ - thể thao, toạ đàm, hội nghị, hội thảo,  tư vấn và tuyển dụng việc làm, tư vấn kỹ năng sống, hướng dẫn chăm sóc bảo vệ sức khỏe, khám chữa bệnh miễn phí... dành cho người khuyết tật được triển khai khắp nơi trong cả nước.

Lịch sử ra đời Ngày người khuyết tật Việt Nam

Ngày 30 tháng 7 năm 1998 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số  06/1998/PL-UBTVQH10 về người tàn tật. Tại điều 31 có quy định lấy ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày bảo vệ, chăm sóc người tàn tật. Sau này, khi Luật người khuyết tật Việt Nam, Luật số: 51/2010/QH12, tại điều 11 chính thức ghi nhận ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày người khuyết tật Việt Nam.

Ngoài ra chúng ta có thể tham khảo thêm một cột mốc liên quan đến ngày ngày 18 tháng 4 như sau: Nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Đại Hội đồng liên hiệp quốc năm 1976 lấy năm 1981 là năm Quốc tế đầu tiên về người khuyết tật, kêu gọi một kế hoạch hành động ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, với trọng tâm là tăng cường các cơ hội, phục hồi chức năng và phòng ngừa khuyết tật, ngày 18 tháng 4 năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ủy ban Năm quốc tế những người tàn tật của Việt Nam.

Lịch sử nhân loại và ngay cả ở Việt Nam từng chứng kiến nhiều người khuyết tật có những cống hiến to lớn như trường hợp của Stephen Hawking, Nick Vujicic,… hay thầy Nguyễn Ngọc Ký, hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng… Trường hợp Vụn Art - một tổ chức sản xuất các sản phẩm đồ thủ công từ vải vụn do những người khuyết tật ở Hà Đông lập nên là một ví dụ điển hình cho việc kết nối nghị lực, tạo sinh kế của những người khuyết tật, và còn rất nhiều những ví dụ truyền cảm hứng khác để chứng minh họ hoàn toàn bình đẳng trên mọi phương diện. Chính vì thế, tôi mong muốn rằng, những ví dụ như xây dựng lối đi riêng dành cho người khuyết tật ở bệnh viện huyện miền núi tỉnh Hòa Bình sẽ không còn là cá biệt, cũng như không chỉ lối đi tiếp cận đến bệnh viện mà ngay cả những công trình, địa điểm công cộng đều được chú ý thiết kế dành cho họ. Khi chúng ta làm được như vậy, chủ trương không để ai bị bỏ lại phía sau mới thực sự đem lại những ý nghĩa tích cực, thiết thực và cụ thể cho cuộc sống!

Ad theo acdc

Tác giả: Administrator - Sưu tầm
Nguồn:Ad theo acdc Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 18
Hôm qua : 230
Tháng 01 : 4.068
Năm 2025 : 4.068