SỰ TÍCH NGƯU LANG - CHỨC NỮ VÀ NGÀY LỄ THẤT TỊCH (MÙNG 7/7 ÂM LỊCH)

Xa xa kìa sao Ngưu, sáng sáng Ngân Hà nữ.

Nhỏ nhỏ tay trắng ngần, rì rào khung cửi gỗ.

Trọn ngày không thành lời, khóc nghẹn lệ như mưa.

Ngân Hà xanh lại nông, ngăn trở xa thế hử ?

Nhởn nhơ một dòng nước, cách biệt không ra lời.

Ngưu Lang Chức Nữ còn có tên gọi khác theo ngôn ngữ Việt Nam là Ông Ngâu Bà Ngâu, là một câu chuyện cổ tích rất nổi tiếng có xuất xứ từ Trung Quốc.

Câu chuyện nổi lên từ thời nhà Hán qua lễ Thất tịch, và theo dòng chảy văn hóa câu chuyện này lan qua các nước Hàn QuốcNhật Bản và Việt Nam. Do sự phổ biến và tính văn hóa cao, câu chuyện này trở thành một trong Tứ đại dân gian truyền thuyết của Trung Hoa, bên cạnh Bạch Xà truyệnMạnh Khương Nữ và Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài.

Truyện cổ tích này có liên quan đến các sao Chức Nữ (Vega) và sao Ngưu Lang (Altair), dải Ngân Hà và hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu tháng Bảy âm lịch ở Việt Nam, ở Trung Quốc gọi là lễ Thất tịch.

TÓM TẮT NỘI DUNG: câu chuyện tình Ngưu Lang - Chức Nữ gồm hai phiên bản

(1) Phiên bản Việt Nam

truyen co tich

Ngày xưa, ở làng Ngưu Gia nằm ở phía tây Nam Dương có một chàng trai thông minh, trung hậu, tên là Ngưu Lang, vì cha mẹ qua đời sớm, Ngưu Lang đành phải sống cùng với anh trai và chị dâu. Chị dâu họ Mã, là người rất độc ác, thường hành hạ Ngưu Lang, bắt Ngưu Lang làm việc cật lực. Một năm vào mùa thu, chị dâu bắt Ngưu Lang phải đi chăn bò, chị dâu chỉ cho Ngưu Lang mang theo 9 con bò, nhưng lại yêu cầu Ngưu Lang lúc về phải có 10 con mới được về nhà, Ngưu Lang không còn cách khác, buộc phải cùng với đàn bò, rời khỏi làng.

Ngưu Lang một mình chăn bò trên núi. Ở núi có cây cỏ tươi tốt um tùm, Ngưu Lang ngồi dưới gốc cây, rất buồn rầu lo lắng, không biết đến lúc nào mới có được 10 con bò, để có thể được về nhà. Bỗng nhiên, một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt Ngưu Lang, hỏi Ngưu Lang vì sao đau lòng. Sau khi biết câu chuyện của Ngưu Lang, cụ già vừa cười vừa nói với Ngưu Lang rằng: “Cháu đừng buồn nữa nhé, ở núi Phục Ngưu có một con bò già ốm nặng, cháu hãy cố chăm sóc và nuôi nấng nó. Khi con bò khỏi bệnh, cháu có thể dẫn nó về nhà.”

Ngưu Lang trèo đèo vượt núi, đi rất xa, cuối cùng đã tìm thấy con bò già ốm nặng. Ngưu Lang thấy bệnh tình của con bò già rất nặng, bèn vội vàng đi cắt cỏ cho bò ăn, suốt 3 ngày liền, con bò già được ăn no, từ từ ngẩng đầu lên nói với Ngưu Lang rằng: Ta vốn là bò tiên xám, vì vi phạm vào luật cấm trên thiên đình, bị đày xuống trần gian. Vì bị ngã gãy chân, không động đậy được, muốn dậy được phải dùng giọt sương trên hoa rửa vết thương 1 tháng mới khỏi được. Ngưu Lang nghe vậy, không ngại vất vả, chăm sóc cẩn thận bò già một tháng, buổi sáng đi hái hoa, thu tập giọt sương, rửa vết thương cho bò già, buổi tối thì ngả vào bò già ngủ. Sau khi bò già khỏi bệnh, Ngưu Lang rất vui mừng, dẫn 10 con bò về nhà.

Sau khi về tới nhà, chị dâu vẫn đối xử thậm tệ với Ngưu Lang, nhiều lần muốn làm hại Ngưu Lang, may mà lần nào cũng được bò già tìm cách cứu giúp, cuối cùng chị dâu tức quá hoá giận, đuổi Ngưu Lang ra khỏi nhà, Ngưu Lang chỉ yêu cầu mang theo bò già ra đi.

Một hôm, Chức Nữ và các nàng tiên trên trời xuống trần gian chơi, đi tắm ở sông. Dưới sự giúp đỡ của bò già, Ngưu Lang đã làm quen với Chức Nữ, sau đó hai người đã có tình cảm với nhau. Rồi Chức Nữ lén xuống trần gian, trở thành vợ của Ngưu Lang. Chức Nữ còn mang tằm từ thiên đình xuống cho dân làng, và dạy dân làng biện pháp nuôi tằm, rút tơ, dệt vải lụa mịn màng và bóng đẹp.

Sau khi lấy nhau, Ngưu Lang ngày ngày làm ruộng, Chức Nữ dệt vải, tình cảm rất sâu đậm, hai người sinh được một trai một gái, cuộc sống gia đình rất hạnh phúc. Nhưng cuộc sống hạnh phúc không thể kéo dài, chuyện này bị Ngọc Hoàng Đại Đế biết được, Vương Mẫu Nương Nương đích thân xuống trần gian, ép Chức Nữ về thiên đình, hai vợ chồng đằm thắm với nhau bị cách xa.

Ngưu Lang không lên thiên đình được, bò già cho Ngưu Lang biết, sau khi nó chết, Ngưu Lang hãy dùng da của nó làm giầy, đi giầy da này thì có thể lên thiên đình. Ngưu Lang nghe theo lời bò, đi giầy làm bằng da bò, mang theo hai đứa con, cưỡi mây lướt gió lên thiên đình đi tìm Chức Nữ. Khi Ngưu Lang sắp đuổi kịp Chức Nữ, Vương Mẫu Nương Nương lấy trâm vàng cài trên tóc vạch một đường, bèn xuất hiện dòng sông Thiên Hà có sóng cuồn cuộn, Ngưu Lang và Chức Nữ bị ngăn cách ở hai bờ sông, hai người chỉ có thể nhìn nhau, rơi nước mắt. Tình yêu chung thủy của họ đã làm chim khách cảm động, hàng nghìn hàng vạn chim khách bay đến và bắc cầu Thước Kiều, để Ngưu Lang và Chức Nữ gặp mặt tại Thước Kiều. Vương Mẫu Nương Nương đành chịu, cho phép hai người gặp mặt tại Thước Kiều vào mồng 7 tháng 7 hàng năm.

Sau đó, cứ đến mồng 7 tháng 7 âm lịch, ngày Chức Nữ và Ngưu Lang gặp mặt tại Thước Kiều, các cô gái lại rủ nhau nhìn trời ngắm sao, tìm sao Ngưu Lang và sao Chức Nữ ở hai bờ dải Ngân Hà, mong được chứng kiến buổi gặp mặt một năm một lần của họ, cầu mong ông trời cho mình tài năng sáng dạ và khéo tay như Chức Nữ, cũng cầu mong mình có được mối lương duyên tốt đẹp. Do vậy, Tết Thất Tịch đã hình thành.

(2) Phiên bản Trung Quốc

Cuộc hội ngộ của Ngưu Lang Chức Nữ trên Cầu Ô Thước. Tác phẩm nghệ thuật trong hành lang dài của Di Hòa viên, Bắc Kinh.

Chàng chăn bò trẻ tuổi tên Ngưu Lang nhìn thấy bảy cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ và đang đùa giỡn vui vẻ với nhau. Được cổ vũ bởi người bạn đồng hành tinh quái là một con bò đực, chàng đã lấy trộm váy áo của họ và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra. Các nàng tiên đã cử cô em út và xinh đẹp nhất có tên gọi là Chức Nữ ra để lấy lại váy áo. Nàng đành phải làm theo, nhưng do Ngưu Lang đã nhìn thấy thân thể trần tục của Chức Nữ nên nàng đành chấp thuận lời cầu hôn của chàng (đúng như câu "Nam nữ thụ thụ bất thân" của lễ giáo phong kiến).

Chức Nữ và Ngưu Lang, tranh vẽ của họa sĩ Nhật Bản Tsukioka Yoshitoshi, thế kỷ XIX

Nàng đã chứng tỏ mình là một người vợ tuyệt vời, còn Ngưu Lang là một người chồng tốt và họ đã sống bên nhau hạnh phúc. Nhưng Thiên Hậu - trong một số dị bản là mẹ Chức Nữ - nhận ra rằng một kẻ tầm thường (tức Ngưu Lang) lại dám cưới một nàng tiên đẹp và bà đã điên tiết (trong các dị bản khác, Thiên Hậu bắt Chức Nữ quay lại làm công việc dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời vì nàng đã không làm công việc đó kể từ khi lấy chồng). Rút cái kẹp tóc của nàng ra, Thiên Hậu đã vạch ra một con sông rộng trên bầu trời để chia cắt đôi tình lang mãi mãi (vì thế tạo ra sông Ngân và trên thực tế người ta nhìn thấy các sao Ngưu Lang và Chức Nữ nằm ở hai bên của dải Ngân Hà).

Chức Nữ phải vĩnh viễn ngồi trên một bờ sông, buồn bã dệt vải, còn Ngưu Lang chỉ nhìn thấy vợ mình từ xa và phải chịu trách nhiệm nuôi hai con (tức hai ngôi sao bên cạnh nó là Aquila -β và -γ).

Nhưng có một ngày, tất cả các con quạ cảm thấy thương hại họ và chúng bay lên trời để làm cầu (鵲橋, "Ô kiều") phía trên sao Deneb trong chòm sao Cygnus để đôi vợ chồng có thể gặp nhau trong một đêm, là đêm thứ bảy của tháng Bảy âm lịch. Tuy nhiên vì thương tiếc cho đôi vợ chồng Ngọc Hoàng đã đặc xá cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi tháng được gặp nhau một lần và đồng thời cũng trong thời gian đó Ngưu Lang đã tìm được quả "Hoa Tiên" (là quả mà Hằng Nga đã từng ăn) vì vậy Ngọc Hoàng cùng với Vương Mẫu đã cho Ngưu Lang và chức Nữ cùng ở bên nhau nuôi con mãi mãi không bao giờ chia lìa.

Ý NGHĨA NGÀY NGƯU LANG - CHỨC NỮ

Sự tích ngày Ngưu Lang, Chức Nữ mùng 7/7 âm lịch 2

Đàn quạ phải nối với nhau để tạo thành cầu cho Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau.
Ảnh: Internet

Ngày 7/7 âm lịch hàng năm tại các nước Châu Á được chọn làm ngày Tình Yêu.

Tại Trung Quốc, ngày này được gọi là Lễ hội Qixi, Nhật Bản có Tanabata, Lễ hội Chilseok ở Hàn Quốc thì khi du nhập vào Việt Nam nó thành Ngày Thất tịch. 

Cũng giống như ngày lễ Valentine của Phương Tây, Ngày thất tịch cũng là ngày dành cho những người yêu nhau.

Tuy nhiên, đi kèm theo đó là nhiều lễ hội mang ý nghĩa tâm linh nhiều hơn.Ngày này tại Việt Nam được gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu".

Vào ngày này những cặp đôi yêu nhau thường đến chùa và làm lễ, cầu mong cho tình duyên được son sắt.Vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm nếu trời không mưa, những cặp đôi thường ngắm sao Ngưu Lang-Chức Nữ và thề hẹn.

Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng và người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang-Chức Nữ trong đêm 7/7 âm lịch thì sẽ mãi ở bên nhau.

Ý nghĩa ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.

Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Dân gian có câu: "Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền".

Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng.

Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 sẽ mãi mãi bên nhau.

Ở Hà Nội, vào ngày này, giới trẻ thường đổ về Chùa Hà để cầu quyên, cầu tình. Sở dĩ chùa là địa điểm cầu tình là bởi sự linh ứng truyền tụng trong dân gian nhưng đồng thời cũng gắn với truyền thuyết thời Lý.

Vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này.

Ngày Thất Tịch của người Hàn Quốc

Lễ Thất Tịch trong văn hóa của người Hàn Quốc còn được gọi là lễ Chilseok, ý nghĩa và các hoạt động cũng có khá nhiều khác biệt so với văn hóa Trung Hoa. Lễ Chilseok rơi vào khoảng thời gian khi thời tiết nóng nực qua đi và mùa mưa bắt đầu, mưa rơi trong ngày này được gọi nước Chilseok. Bí ngô, dưa chuột và dưa hấu bắt đầu phát triển mạnh trong thời gian này, vì vậy chúng được dùng rất nhiều trong lễ hội.

Trong lễ hội Chilseok, người Hàn Quốc sẽ tắm với mong muốn đem lại một sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ còn ăn mì và bánh nướng. Chilseok được biết đến như là lễ hội để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì bởi sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì.

Ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch để cầu nhân duyên

Vào ngày lễ Thất Tịch, ăn đậu đỏ cũng được xem là đồng nghĩa với việc cầu duyên.


Vào ngày lễ Thất Tịch, ăn đậu đỏ cũng được xem là đồng nghĩa với việc cầu duyên.

Cũng chính bởi ý nghĩa đặc biệt của ngày lễ Thất Tịch với câu chuyện tình "vượt núi vượt sông" ấy mà nhiều người luôn cho rằng ngày 7 tháng 7 Âm lịch là ngày để cầu nhân duyên. Các cặp đôi yêu nhau thường cùng đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên được bền vững, son sắt và hạnh phúc.

Ngoài ra, vào ngày lễ Thất Tịch, ăn đậu đỏ cũng được xem là đồng nghĩa với việc cầu duyên. Theo truyền thuyết, những người ăn đậu đỏ vào ngày này nếu độc thân thì sẽ nhanh chóng tìm được ý chung nhân, còn nếu đã có đôi có cặp thì sẽ bên nhau lâu dài, tình cảm bền vững.

 

Tác giả: Bùi Huy Hoàng (Tổng hợp)
Nguồn:wikipedia.org, tinmoi.vn, khoahoc.tv, truyencotich.vn Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 220
Hôm qua : 92
Tháng 01 : 4.040
Năm 2025 : 4.040