Những câu chuyện hay về Bác Hồ - HÀNH TRANG GIẢN DỊ

 

ke-chuyen-bac-ho-tong-hop-20-mau-chuyen-hay-va-y-nghia-nhat-ve-bac-voh

Tư trang của một vị Chủ tịch Nước như ở Bác Hồ thật đặc biệt, bởi nó quá giản dị. Có lẽ những thế hệ mai sau khi nghe kể có thể tin được đó là huyền thoại. Đôi dép cao su làm từ lốp cũ xe hơi, Bác dùng đến mòn vẹt phải đóng đinh bao lần mà Bác vẫn dùng, đôi tất vá đến hai, ba lần, cổ áo sờn rách đã mấy lượt lộn lại trong ra ngoài...

Nếp sinh hoạt, cách ǎn mặc của Bác đã thành thói quen, Người luôn có ý thức trước những việc làm đó. Từ những nǎm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, lúc ở Thái Lan, khi về Trung Quốc, về nước thời kỳ bí mật ở Cao Bằng hay khi làm Chủ tịch nước. Những nǎm tháng đi kháng chiến, lúc về thǎm nông dân gặt hái hay làm thượng khách ở nước ngoài, Bác luôn luôn với một tư thế giản dị, ung dung, tự tại, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh. Dù ở đâu lúc nào Bác cũng để lại ấn tượng tốt đẹp, một phong cách mẫu mực của một lãnh tụ. Hành trang Bác mang theo tự nói lên một điều chân thực. Làm chức càng cao càng phải giản dị, làm Chủ tịch Nước Bác nhận lấy cho mình được cái quyền sống giản dị, bằng mức sống bình thường của người dân. Các đồng chí được giao việc phục vụ Bác, tìm mọi cách lo cho Bác được chu tất về mọi mặt. Nhưng Bác luôn có cái lý của Bác, thời kỳ chiến khu gian khổ Bác bảo chưa cần thiết, khi làm Chủ tịch Nước Bác bảo dân còn nghèo.

Nhớ thời kỳ về nước ở hang Cốc Bó, Bác thường vào các bản làng thǎm đồng bào, với bộ quần áo Chàm, chân đi giày vải, trông như một ông Ké thực thụ. Khi về Thủ đô Hà Nội đọc Tuyên ngôn độc lập, các đồng chí Trung ương may cho Bác bộ quần áo bằng vải Kaki. Thời kỳ kháng chiến, Bác có thêm bộ "Quân phục màu xanh" Bác thường mặc lúc hành quân đi lẫn trong đoàn quân ra trận. Bác còn có thêm chiếc áo len cho ấm về mùa đông, chiếc áo khoác tránh mưa là chiến lợi phẩm của một đơn vị bộ đội tặng Bác. Trời nắng Bác thường dùng bộ "Lụa Hà Đông".

Đồ dùng của Bác có chiếc va ly nhỏ đựng sách, tài liệu và cái máy chữ, quần áo tư trang cho vào một túi nhỏ. Các đoàn thể tặng Bác nhiều tư trang, đồ dùng. Bác thường đem làm tặng phẩm cho cá nhân, tập thể có thành tích, hoặc đem bán đấu giá lấy tiền cho cách mạng.

Tư trang của Bác bao giờ cũng ở mức cần thiết cho sinh hoạt, nhưng Bác lại luôn luôn lo cho sự thiếu đủ của từng người. Bác đến thǎm thương binh, Bác lo từng chiếc áo ấm cho họ lúc vào trại tù binh thấy tù binh thiếu áo, Bác cũng lo áo cho họ, cử nghĩa đó làm bớt đi sự cǎng thẳng hận thù của con người với con người, của hai dân tộc. Trong gian khổ kháng chiến, Bác cùng chịu đựng đói, no, giá lạnh như người chiến sỹ. Không để lại gì cho riêng mình mà lo cho chiến sỹ trước. Bác là người khởi xướng phong trào "Mùa đông binh sỹ", vận động nhân dân không những lo cái ǎn mà còn lo cái mặc cho chiến sỹ. ở hậu phương ai có thành tích lo cho chiến sỹ mặc ấm Bác đều gửi thư khen ngợi.

Kháng chiến thắng lợi Bác trở về Thủ đô, ǎn mặc của Bác cũng không thay đổi lắm. Bác thường dặn các đồng chí phục vụ khi giặt áo cho Bác thấy chỗ nào rách thì vá lại cho Bác dùng, cho nên việc khâu vá quần áo cho Bác các đồng chí phục vụ cũng tự làm lấy. Khi cần lắm các đồng chí không làm được mới xuống nhà máy nhờ làm giúp. Bác mặc số lượng ít nên phải thay đổi luôn. Bác đi nhiều nơi. Khi xuống đồng ruộng gặt lúa, chống hạn với bà con nông dân, quần áo thường vấy bùn. Khi thǎm nhà máy Bác thường xuống tận nơi làm việc của công nhân nên dầu mỡ, chất xút thường vấy vào quần áo Bác, những chỗ đó dẫu giặt sạch ít lâu sau cũng bị bủng. Thay cái mới Bác không chịu, Bác bảo khâu vá lại cho Bác để Bác dùng. ở những bộ quần áo đó những vết mạng, những miếng vá đều gắn với những kỷ niệm. thời kỳ Bác đi kháng chiến, trong bộ quần áo xanh, trên đường hành quân, Bác như một người lính, vai thắt bao gạo ngang lưng, mũ cài lá nguỵ trang, khǎn vắt ngang vai hoà vào nhịp bước hành quân của bộ đội, dân công đi chiến dịch. Trên đường gặp một ông cụ trong đoàn dân công. Hai người chuyện trò tâm đầu hợp ý. Bác khen ông cụ "Cụ già còn phục vụ tiền tuyến làm gương cho con cháu noi theo". Cụ kia khen Bác: "Tôi làm sao bì được với Cụ, Cụ râu tóc đã bạc mà vẫn "Chiến sỹ Bạch đầu quân". Hai Cụ vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ. Khi lội qua suối, cụ dân công trượt chân, Bác vội đỡ kịp thời nên cụ không bị ngã, nhưng chiếc đinh ở đầu đòn gánh đã vướng làm rách áo Bác. Cụ dân công vội cảm ơn "Thật là em ngã anh nâng". Cả hai cụ cùng cười vui vẻ. Còn vết mạng ở đầu gối là kỷ niệm ở Ngòi Thia, gần Tân Trào. Hôm đó Bác đi ngựa, khi đến chỗ vòng ngoặt gấp có cây tre chắn ngang lối đi, ngựa phi nhanh Bác chưa kịp ghìm cương, ngựa dừng đột ngột Bác mất đà bị ngã, nhưng may Bác phản xạ nhanh nên chỉ xước đầu gối, vết xước làm rách vải và chảy máu. Khi mọi người chưa kịp đến thì Bác đã đứng dậy, chân đi cà nhắc. Còn vết khâu ở gần gấu áo là lần Bác về chống hạn. Bác cùng đồng chí Tỉnh ủy tát nước gàu dai, nhưng đồng chí Tỉnh uỷ không biết tát nước, cứ lóng ngóng chân tay, làm dây gàu vướng vào làm gấu áo Bác bị rách, sau phải vá lại, Bác bảo: "Làm cán bộ lãnh đạo nông nghiệp thì phải biết cách lao động của nông dân", rồi Bác tập cho đồng chí tát nước. Có lần Bác đi thǎm một nhà máy, Bác xuống tận tổ công nhân đang cho chạy máy, Bác đến hỏi han công việc: chất xút bắn vào áo, tạo thành nhiều vết khác màu áo, Bác bảo đồng chí phục vụ khắc phục làm cho màu áo và màu vết xút gần giống nhau, và áo lại dùng được bình thường. Tất cả những áo quần đó vì đã mang vết nên không thể giấu Bác để thay cái mới được, thay cái khác lá Bác biết, Bác phê bình ngay.

Đồng chí Cần, chuyên lo ǎn uống, quần áo cho Bác thời kỳ ở Hà Nội. Đồng chí tầm cỡ người như Bác, nên khi may quần áo cho Bác đồng chí mặc vừa là Bác mặc vừa. Quần áo thường ngày Bác thích màu gụ, nên khi may xong đồng chí mang sang xí nghiệp Tô Châu nhuộm gụ. Bộ nào hơi cũ là đồng chí thay bộ khác cùng kiểu cùng màu nên lúc đầu Bác không biết. Một thời gian sau Bác thấy quần áo vẫn mới, Bác bèn đánh dấu rất kín và phát hiện ra là đồng chí đã đổi quần áo của Bác. Bác liền phê bình, từ đó rất khó thay đổi quần áo của Bác. Áo Bác dùng lâu giặt đi giặt lại nhiều lần nên cổ áo bị sờn và rách dần, khi mọi người đề nghị Bác cho thay cái khác Bác bảo: "Cả cái áo chỉ sờn chỗ cổ, mà vứt đi thì không được, chú chịu khó tháo rồi lộn trong ra ngoài, may lại vẫn lành "Như mới". Làm theo ý Bác được mấy lần, sau không thể "Khắc phục" được nữa Bác mới cho thay cái mới. Đôi bít tất Bác đi cũng vậy, bị thủng ở đầu ngón chân Bác bảo khâu lại cho Bác dùng, vì không biết làm nên phải xuống xí nghiệp may mặc của Bộ Nội vụ nhờ các cô giúp. Các cô đề nghị thay đôi khác cho Bác, nhưng Bác đã dặn là bít tất của Bác chỉ hỏng mũi, còn mọi chỗ vẫn lành nguyên, chỉ nhờ các cô khâu lại, nếu đem đổi đôi khác là Bác không dùng đâu. Khi Bác dùng lại đôi tất, khen các cô khéo tay, Bác nói: "Chú xem, chỉ chịu khó một tý là có đôi bít tất như mới". Lần sau đôi bít tất đó thủng hai lỗ trước và sau, rồi lại lần nữa, các cô phải khâu vá đôi bít tất đến ba lần. Bác thường dùng khǎn mặt vuông, vì dùng khǎn mặt vuông tiết kiệm hơn khǎn mặt chữ nhật, mỗi khi dùng xong Bác có thói quen phơi lên dây, luôn giữ hai mép dưới bằng nhau. Bác tìm mấy hòn cuội nhỏ xếp vào trong hộp đựng xà phòng, khi dùng xong Bác để xà phòng lên những hòn cuội, xà phòng mau khô, nên tiết kiệm.

Chị Liên là người được đồng chí Cần nhờ may vá giúp Bác. Chị kể lại, khi làm việc này mới thực sự hiểu Bác giản dị và tiết kiệm đến chừng nào. Bác có chiếc áo gối vải màu xanh hoà bình, miếng vá này chồng lên miếng vá kia, mỗi lần cầm chiếc áo gối vá lại cho Bác mà chị không cầm nổi nước mắt, không cầm kim vững để khâu lại được chị nói với đồng chí Cần: "Anh đừng bắt tôi vá áo gối cho Bác nữa. Tôi thương Bác lắm, anh có cách nào thay áo gối khác cho Bác". Đồng chí Cần nói: "Tôi đã nhiều lần đề nghị Bác cho thay cái khác, nhưng Bác chưa đồng ý Chị chịu khó vá giúp tôi". Cầm kim mà lòng chị không cầm nổi nước mắt. Những lúc đó chị hình dung Bác như thấu hiểu nỗi lòng người mẹ hiền thôn quê tần tảo lo cho đàn con nhỏ miếng ǎn, manh áo trong cảnh túng thiếu. Bác hiện thân của người mẹ Việt Nam, đối với ai đó dẫu ở cương vị công tác nào Bác cũng giáo dục tinh thần biết quý trọng con người là ở thái độ đối với tiết kiệm, đó là thước đo đạo đức của cán bộ. Đối với anh em phục vụ Bác chân tình mà nghiêm khắc khi giáo dục tiết kiệm.

Đôi dép cao su của Bác đã đi vào thơ ca nhạc hoạ, hiện thân trong đời sống nhân dân như một huyền thoại, gắn liền với cuộc đời vĩ đại, đức tính giản dị, ý chí kiên cường, bền bỉ cùng với dân tộc trên dặm đường trường chinh vạn dặm vì độc lập tự do của Tổ quốc. Đôi dép của Bác được cắt từ chiếc lốp ôtô quân sự, chiến lợi phẩm của trận phục kích địch tại Việt Bắc, đôi dép được cắt vừa chân Bác, hai quai trước to bản kiểu quai vắt chéo, vừa êm vừa chắc chắn cho khi lội suối, trèo đèo, vượt đường trơn, dốc cao. Thấy tiện, dễ sử dụng lại hiệu quả, Bác cho phổ biến trong toàn mặt trận, thay thế dần giày vải, dép rơm, dép mo cau... Nhân chuyến hành quân đi chiến dịch, Bác thấy ai cũng đi đôi dép cao su vượt suối bǎng đèo thoǎn thoắt, Bác nói vui: "Như vậy Bác cháu chúng ta có đôi hài cao su vạn dặm, chúng ta muốn đi đâu cũng được".

Về Hà Nội, Bác vẫn dùng dép cao su. Đôi dép Bác dùng lâu ngày vẹt cả đế, quai bị tuột luôn, đóng đinh gǎm quai nhiều lần mà vẫn tuột, có kiên trì và khéo tay mới làm lại được, khi sửa xong thấy vẫn dùng được là Bác cứ dùng. Thấy dép Bác cũ, hỏng nhiều, các đồng chí phục vụ đề nghị thay đôi khác, Bác không chịu. Anh em bàn "kế hoạch" làm một đôi khác thật giống đôi dép Bác đang đi chỉ có khác là chắc, bền hơn, lợi dùng thời cơ thay vào. Hôm đầu Bác đi Bác không nói gì, anh em tưởng việc đã êm, nào ngờ sáng hôm sau Bác hỏi sao lại đổi dép của Bác, anh em đành thưa thật với Bác, Bác ôn tồn bảo:

"Các chú biết lỗi nhận lỗi là tốt, đôi dép cũ của Bác nếu chịu khó sửa vẫn còn dùng được, lần sau mua sắm cái gì cho Bác, các chú phải báo cho Bác biết". Anh em tưởng Bác nói thế là đã chấp nhận đổi dép, nhưng Bác vẫn giữ đôi dép đó mặc dầu đã sửa nhiều lần, vì nó là kỷ niệm bên Bác từ những ngày gian khổ. Bác còn có một ước mơ duy nhất nữa là cùng đôi dép đó vào thǎm đồng bào miền Nam là Bác thoả mãn ước nguyện. Bác nói thật cảm động. Một lần Bác đến thǎm một đơn vị hải quân, các chiến sĩ lần đầu gặp Bác, ai cũng muốn được gần Bác nên chen chúc nhau làm tuột quai dép của Bác. Bác bảo chú nào khéo tay sửa lại cho Bác. Ai cũng muốn giành lấy để giúp Bác, thế rồi đôi dép được chuyền tay nhau, nhưng không ai sửa được vì dép đã quá vẹt mòn, đã đóng đinh mấy lần rồi, xâu vào nó lại tuột ra. Có người nhanh chân kịp lấy búa và đinh sửa lại giúp Bác, Có người yêu cầu Bác đổi dép khác. Bác bảo: "Dép đã sửa xong khi nào không sửa được hẵng hay, giờ mua chiếc khác không cần thiết, vẫn dùng được sao vứt nó đi, dân ta còn nghèo, mỗi người kể cả Chủ tịch nước cũng phải tiết kiệm".

Có mẩu chuyện vui về đôi dép của Bác, lần đó xem phim, tất cả đều ngồi bệt xuống nền nhà gỗ, Bác để dép bên cạnh phía trước để khi về cho tiện lấy và không nhầm lẫn. Xem phim xong, Bác cùng mọi người chụp ảnh, cô gái ngồi cạnh Bác, thấy đôi dép đã quá cũ, không biết dép Bác, sợ làm xấu mất ảnh, cô vươn người với tay định cất đi, Bác nhanh tay hơn với trước, vội cất ra sau và nói vui, ờ đúng rồi, phải giấu nó đi, chứ vào ảnh hỏng mất ảnh.

Bác có thói quen, khi đã đi dép là cúi xuống kéo quai hậu cẩn thận, vừa dễ đi, chắc chắn, dép không kêu lẹt bẹt, làm mất tác phong của người đứng đắn, dép mòn cũng mòn đều, không mòn vẹt một bên, hai quai trước cũng đỡ hỏng. ở Bác đi dép cũng là một nét vǎn hoá.

Đầu nǎm 1958, Bác đi thǎm Ấn Độ, Bác vẫn đi đôi dép thường ngày. Mọi người trong đoàn thấy thế, rất ái ngại nên bàn nhau mang theo một đôi giày vải. Lên máy bay nhân lúc Bác ngủ, thay đôi dép bằng đôi giày vải, khi thức giấc Bác hỏi dép, anh em trả lời Bác là đôi dép đã để dưới khoang máy bay. Khi xuống sân bay, Bác yêu cầu lấy dép để Bác đi. Bác bảo đừng lo gì cả, đất nước Ấn Độ cũng nghèo như mình, mới có độc lập nên nhiều vất vả. Bác đi dép có bít tất thế là tốt, họ không chê mình đâu. Nhân dịp này Bác muốn gần gũi với nhân dân lao động Ấn Độ. Hôm sau trên các trang báo lớn Ấn Độ đều hết lời ca ngợi Bác là vị Chủ tịch nước dân chủ nhất thế giới. Ca ngợi đôi dép Bác Hồ là một huyền thoại của một con người huyền thoại. Hôm Bác đến thǎm một ngôi chùa, Bác vừa cởi dép ở ngoài để vào nhà chùa, các phóng viên được dịp tha hồ quay phim, chụp ảnh đôi dép huyền thoại đó.

Bác lo cho dân không chỉ ngồi ở bàn giấy rồi nghe báo cáo, mà Bác trực tiếp xuống tận cơ sở, đến với từng người lao động để hiểu hơn tình hình thực tế. Đi đâu Bác chỉ dùng một chiếc xe "Pabêđa" do nhân dân Liên Xô gửi tặng. Xe dùng đã lâu ngày nên cũ và hay hỏng vặt, vǎn phòng đề nghị Bác cho đổi xe khác tốt hơn, Bác không đồng ý Bác bảo: "Ai thích đi nhanh, thích êm thì đổi. Còn Bác thì không". Có hôm đến giờ đi công tác, xe không nổ máy được, Bác ôn tồn bảo đồng chí lái xe: "Máy móc có lúc trục trặc. Chú cứ bình tĩnh sửa, sửa xong Bác cháu đi cũng kịp" mấy phút sau xe mới nổ máy được, Bác cười vui và nói: "Thế là xe vẫn còn tốt", ở Bác, tiết kiệm là hành trang trong cuộc đời. Thật cảm động khi biết rằng bản di chúc của Bác đã đi vào lịch sử dân tộc được Bác viết, ở mặt sau tờ tin hàng ngày của Việt Nam Thông tấn xã. Hành trang của Bác - của một vị lãnh tụ, giản dị như hành trang của một người dân bình thường, bởi Bác sống không chỉ cho riêng mình.

  • Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN:

Qua câu chuyện giáo dục chúng ta phải biết tiết kiệm, rèn luyện cho mình một cách sống giản dị phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh, cho dù ở bất cứ cương vị nào cũng cần phải tiết kiệm, không chỉ tiết kiệm cho bản thân mà tiết kiệm cho mọi người, phải luôn quan tâm đến cuộc sống xung quanh của mọi người.

  • BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Một là, tiết kiệm, giản dị chính là yếu tố quan trọng để chúng ta xây đắp nhân cách con người Việt Nam. Noi gương Bác các tầng lớp phụ nữ xây dựng lối sống tiết kiệm, giản dị sẽ giúp cho các gia đình Việt Nam hạnh phúc ấm no.

Hai là, làm theo cách sống giản dị, tiết kiệm ở Bác, sẽ giúp cho cán bộ, nhân dân, các tầng lớp phụ nữ xây dựng cuộc sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải, vật chất của mình và của xã hội.

Ba là, để noi theo cuộc sống giản dị, tiết kiệm của Bác Hồ chúng ta phải thường xuyên rèn luyện để có được một lối sống trong sạch giản dị, phải sống bằng chính sức lao động của mình, không tham ô, không xa hoa, lãng phí.

Bốn là, tiết kiệm cho bản thân và gia đình giúp ta ổn định trong chi tiêu, chủ động hơn trong công việc, cuộc sống. Tiết kiệm cho tập thể và nhà nước thì nước sẽ giàu, dân sẽ mạnh và góp phần đưa đất nước, con người hướng tới một sự phát triển bền vững.

Tác giả: Bùi Huy Hoàng (ST)
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 82
Hôm qua : 286
Tháng 11 : 8.635
Năm 2024 : 231.130