Học sinh cần làm gì khi bị bạo lực học đường

Nhiều nạn nhân của bạo lực học đường không nhận ra mình đang bị bạo lực học đường, chưa có kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường, đặc biệt là các kỹ năng xử lý tình huống khi bị bạo lực học đường từ đó dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng.

Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường với các hình thức như: đánh đập, nhục mạ, đe dọa dùng vũ lực… với tính chất, mức độ hành vi rất nghiêm trọng để lại những hậu quả nặng nề cho nạn nhân.

Thực tế cho thấy, nhiều nạn nhân của bạo lực học đường không nhận ra mình đang bị bạo lực học đường, chưa có kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường, đặc biệt là các kỹ năng xử lý tình huống khi bị bạo lực học đường từ đó dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng.

Vậy khi bị bạo lực học đường học sinh cần phải làm gì để được an toàn? Dưới đây là một số kỹ năng xử lý tình huống bạo lực học đường:

1. Xử lý tình huống bị bạn học trêu ghẹo

Bình thường trêu ghẹo cho vui và người bị trêu ghẹo không bị ức chế chưa được xem là bạo lực học đường. Tuy nhiên, khi hành vi trêu ghẹo diễn ra thường xuyên gây ức chế cho người bị trêu ghẹo thì đó cũng chính là hành vi bạo lực học đường.

Khi bị bạn trêu ghẹo, nếu cảm thấy khó chịu, muốn chấm dứt tình trạng này, các bạn cần phải bình tĩnh, lảng tránh đi ra nơi khác, không nên phản ứng gay gắt càng kích thích đối tượng trêu ghẹo. Dùng lời lẽ nhẹ nhàng yêu cầu không trêu ghẹo. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn cần phản ảnh đến giáo viên chủ nhiệm, với cha mẹ…

Tránh xử lý tiêu cực như nhờ bạn bè ngoài xã hội can thiệp hoặc trêu ghẹo lại sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.

 

Ảnh minh họa tình huống bị trêu ghẹo.

2. Xử lý tình huống khi bị đe dọa dùng vũ lực

Đe dọa dùng vũ lực cũng là một trong những hành vi bạo lực học đường phổ biến, hành vi này thường do bạn học, người ngoài xã hội thực hiện nhằm ép buộc học sinh làm theo ý muốn của mình chẳng hạn như cung cấp tiền bạc, không được quan hệ giao tiếp với người khác hoặc phải “đốt trường”…

Khi bị đe dọa dùng vũ lực, bạn phải bình tĩnh tỏ thái độ phối hợp. Sau khi tạm thời thoát ra khỏi sự đe dọa của đối tượng cần phải báo ngay những người có trách nhiệm để ngăn chặn, chấm dứt đe dọa dùng vũ lực của các đối tượng.

Báo cáo với nhà trường để cùng gia đình phối hợp giải quyết. Nếu đối tượng là người ngoài xã hội, cần báo sự việc cho cảnh sát khu vực hoặc công an nơi gần nhất để ghi nhận sự việc và răn đe đối tượng.

Ngoài ra, để an toàn hơn cần phải bố trí phụ huynh đưa đón, tạm thời tránh mặt đối tượng. Nếu yêu cầu của đối tượng là đúng đắn, các bạn cần phải thực hiện đúng, nếu vô lý, ép buộc phải kiên quyết không thực hiện. Trường hợp nữ sinh lớp 8 ở Khánh Hòa nếu báo cho phụ huynh biết sự việc, phối hợp với cơ quan chức năng xử lý chắc chắn sẽ không có sự việc đáng tiếc xảy ra.

3. Xử lý tình huống khi bị đánh đập

Đây là hình thức bạo lực khá phổ biến trong thời gian gần đây, có thể do đối tượng là nam hoặc nữ thực hiện với các phương thức đặc trưng khác nhau nhưng đều có điểm chung là đánh “hội đồng” hoặc “solo” nhưng có các đối tượng đứng ngoài đe dọa, hỗ trợ. 

Các đối tượng nam khi thực hiện hành vi này thường sử dụng hung khí hoặc tay, chân đánh “hội đồng” gây thương tích nặng nề cho nạn nhân rồi mới có hình thức sỉ nhục nạn nhân. Các đối tượng nữ thường có hành vi đánh đập, xé quần áo, quay clip để sỉ nhục nạn nhân.

Đối tượng sử dụng vũ lực bao giờ cũng có thời gian đôi co, đe dọa vì vậy các bạn phải bình tĩnh quan sát tìm vị trí thích hợp để có thể chạy thoát như hướng ra đường lớn, hướng ra cửa… hoặc có thể thủ thế tránh bị đánh từ 4 phía, nên tìm vị trí tựa lưng vào tường, vào gốc cây hoặc một vật che chắn phía sau.

Nếu đối tượng sử dụng hung khí, cần phải tỏ thái độ lo sợ, năn nỉ đối tượng rồi bất ngờ bỏ chạy, cố gắng chạy thật nhanh đến vị trí có người lớn cứu giúp. Trường hợp đối tượng không sử dụng hung khí thì tìm cơ hội bỏ chạy.

Nếu xét thấy khó có khả năng chạy thoát, khi bị đánh cần cuộn tròn người, dùng tay, cánh tay, co 1 chân lên bụng để che chắn và vùng chạy thoát khi có cơ hội. Nếu thấy có người lớn có thể trợ giúp cần kêu cứu. Khi kêu cứu cần hướng về một người cụ thể, có khả năng giúp mình không nên trông chờ vào đám đông.

Sau khi thoát được nhóm đối tượng có hành vi bạo lực cần phải báo ngay cho phụ huynh và người có trách nhiệm để xử lý, tường trình lại toàn bộ sự việc để cơ quan chức năng đánh giá tính chất vụ việc và có hình thức xử lý. Tuyệt đối không nên tìm cách trả thù hoặc nhờ người ngoài xã hội giúp đỡ, thanh toán sẽ để lại hậu quả kéo dài, nghiêm trọng.

 

Sau khi vượt qua các tình huống này, cho dù tính chất, mức độ nghiêm trọng đến đâu (bị sỉ nhục bắt quì, bị xé quần áo, bị quay clip đưa lên mạng…), tuyệt đối không được suy nghĩ tiêu cực hoặc có cách làm tiêu cực như trả thù, bỏ học, tự vẫn mà phải đối mặt với vấn đề của mình, nhờ sự trợ giúp của ph

ụ huynh, thầy cô, cơ quan chức năng. 

Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến con em khi đã bị hành vi bạo lực, chú ý biểu hiện bất thường của các em, cần thiết có thể cần phải can thiệp về tâm lý tránh để các em có suy nghĩ, thái độ và hành vi tiêu cực.

Theo: TS Đoàn Văn Báu - Chuyên gia Tâm lý tội phạm

Tác giả: Ban Thông tin TT C3HY
Nguồn:http://cand.com.vn/doi-song/Hoc-sinh-can-lam-gi-khi-bi-bao-luc-hoc-duong-412207/ Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 141
Hôm qua : 172
Tháng 01 : 4.363
Năm 2025 : 4.363