MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI HƯNG YÊN

Hưng Yên - VIET NAM WEBSITE

Hưng Yên nằm giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với địa hình nghiêng chênh chếch từ tây bắc xuống đông nam và không bằng phẳng. Là tỉnh có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 4m, nơi cao nhất là xã Thiện Phiến (Tiên Lữ) +8m80, nơi thấp nhất là xã Hạ Lễ (Ân Thi) +2m40. Địa hình trên ảnh hưởng rõ rệt đến việc canh tác. Trước kia thường xuyên xảy ra hạn hán và úng ngập. Vùng cao không giữ được nước, trong khi vùng thấp lại tiêu nước không kịp trong mùa mưa. Hiện nay, Hưng Yên đã xây dựng một mạng lưới thủy lợi dày đặc để kịp thời giải quyết những khó khăn do địa hình gây ra, bảo đảm cho việc sản xuất quanh năm, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán và úng lụt.

Hưng Yên: Từ tỉnh nghèo trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước sau 23  năm tái lập - Ảnh chuyên đề - Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN)

Toàn tỉnh có 54.452,09 ha đất sản xuất nông nghiệp chiếm 58,54% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm 41.498,01 ha, đất trồng lúa 37.540,62 ha, đất trồng cây lâu năm 12.954,08 ha; đất nuôi trồng thủy sản 5.081,06 ha. Quỹ đất nông nghiệp Hưng Yên còn nhiều tiềm năng để khai thác, tăng vụ.
Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều nắng và có mùa đông lạnh. Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt.  Hưng Yên thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 2015 là 24,90C, nhiệt độ cao nhất 30,70C, thấp nhất 17,60C. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.514,8 mm. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.444,3 giờ (120,35 giờ/tháng)
.

Nên đi du lịch Hưng Yên vào thời gian nào? Mùa nào, tháng nào đẹp nhất

Về đường bộ, Quốc lộ 5A (đoạn dài 23 km), 5B (đường cao tốc) chạy qua địa phận Hưng Yên. Đường 39A từ Phố Nối qua Yên Mỹ, Khoái Châu, Kim Động tới thành phố Hưng Yên, qua cầu Triều Dương sang Thái Bình. Đường 38B từ phường Hiến Nam (thành phố Hưng Yên) đi qua Tiên Lữ, Phù Cừ tới cầu Tràng sang Hải Dương. Đường 38 từ thành phố Bắc Ninh đến Quán Gỏi (Hải Dương) qua thị trấn Ân Thi đến Trương Xá (Kim Động) nối với đường 39A, đi thành phố Hưng Yên qua cầu Yên Lệnh đến Đồng Văn (Hà Nam) thông Quốc lộ 1A (tuyến Bắc - Nam quan trọng nhất của cả nước). Đường 200 từ Giai Phạm (Yên Mỹ) qua thị trấn Ân Thi đến thị trấn Vương tới Hải Triều (Tiên Lữ) gặp đê sông Luộc và đường 39A. Tuyến đường liên tỉnh Dân Tiến - Khoái Châu đi Thanh Trì - Hà Nội. Đó là chưa kể các đường: 99, 179, 195, 199, 201, 202, 204, 205, 206 và hàng trăm km đường đê đã liên kết các xã, các huyện trong tỉnh và hình thành tuyến đường ngắn nhất qua địa bàn Hưng Yên, nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 5A ra thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, tạo sự giao lưu kinh tế giữa Hưng Yên với các tỉnh, đồng thời giải toả mật độ giao thông cao cho Thủ đô Hà Nội.
Về đường sông, sông Hồng và sông Luộc là những đường sông chính của Hưng Yên. Từ thành phố Hưng Yên, tàu thuyền có thể ngược sông Hồng lên Hà Nội và các tỉnh phía Bắc hoặc xuôi Thái Bình, Nam Định rồi ra biển. Trên sông Luộc, tàu thuyền có thể đi Hải Dương, Hải Phòng. Các sông nhỏ khác trong tỉnh, đặc biệt là công trình đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải đều là những đường giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, lúa, ngô, vật liệu xây dựng...
Giao thông thủy và bộ của Hưng Yên vừa là điều kiện thuận lợi vừa là tiềm năng lớn để Hưng Yên phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Du lịch Hồ Bán Nguyệt - Thành phố Hưng Yên

Hưng Yên được bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc, nên có nguồn nước ngọt rất dồi dào. Nguồn nước mặt phong phú, nước ngầm của Hưng Yên có trữ lượng lớn, ở dọc khu vực Quốc lộ 5A từ Như Quỳnh (Văn Lâm) đến Quán Gỏi (Hải Dương) có những túi nước ngầm với dung tích hàng triệu mét khối, không chỉ cung cấp nước cho phát triển công nghiệp và đô thị mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận.
Hưng Yên có mỏ than nâu (thuộc bể than vùng đồng bằng sông Hồng) trữ lượng lớn (khoảng hơn 30 tỷ tấn) chưa được khai thác, đây là một tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp than, phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.
 Đối với dân cư, ngoài trồng trọt là nghề chính, người dân Hưng Yên còn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng dâu nuôi tằm, làm các nghề thủ công và nghề truyền thống khác. Hiện nay, công nghiệp và dịch vụ phát triển, một bộ phận dân cư lao động nông nghiệp chuyển sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

Nên đi du lịch Hưng Yên vào thời gian nào? Mùa nào, tháng nào đẹp nhất

Về thành phần dân tộc, ở Hưng Yên hầu hết là người Kinh, số đông theo đạo Phật thờ cúng tổ tiên, một số ít theo đạo Thiên Chúa, phân bố rải rác, không tập trung.
 Hưng Yên là mảnh đất có truyền thống văn hiến, nơi sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, các nhà văn hóa lớn. Tỉnh có 8 trạng nguyên trên tổng số 53 trạng nguyên của cả nước; 228 người thi đỗ đại khoa được ghi danh ở bia Văn Miếu (thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên). Trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, vùng đất Hưng Yên thời nào và lĩnh vực nào cũng có những nhân tài mà sử sách còn ghi như: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Bình, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Trung Ngạn, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Nghị, Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên, Lê Hữu Trác, Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu... Đặc biệt trong lịch sử hiện đại, Hưng Yên có nhiều nhà chính trị nổi tiếng như Nguyễn Văn Linh, Lê Văn Lương,... các chiến sĩ anh hùng cách mạng như: Tô Hiệu, Bùi Thị Cúc... Đó là những người con ưu tú của Hưng Yên, đã góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước.

Say đắm vẻ đẹp bình yên tại hồ Bán Nguyệt Hưng Yên

Hưng Yên là tỉnh có mật độ di tích dày đặc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với 1.210 di tích văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 164 di tích và cụm di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 193 di tích và cụm di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Hưng Yên là tỉnh thứ 3 trong cả nước (sau thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh) có nhiều di tích cấp quốc gia. Các di tích đã và đang được quy hoạch tổng thể để bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hoá. Đặc biệt, ngày 27/5/2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Đô thị cổ Phố Hiến gắn với phát triển du lịch, đây là những di sản văn hóa mà chúng ta cần phải giữ gìn, tôn tạo và phát huy những giá trị của di tích, nhất là gắn với phát triển du lịch tâm linh.

Nên đi du lịch Hưng Yên vào thời gian nào? Mùa nào, tháng nào đẹp nhất

Hưng Yên còn có Nhà lưu niệm Bác Hồ, Nhà tưởng niệm các đồng chí Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, tướng quân Nguyễn Thiện Thuật, cụ Hoàng Hoa Thám,  Đền thờ bà Hoàng thị Loan - thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều đền, chùa nổi tiếng khác như: Đền thờ Tống Trân, Đền Trần, Đền Phù Ủng, Đền Chử Đồng Tử...; chùa Chuông, chùa Hiến, chùa Nễ Châu... Mỗi đền, chùa là một kho tàng mỹ thuật sống động, với rất nhiều cổ vật quý hiếm. Đó là những không gian văn hóa truyền thống, không gian tâm linh hiện hữu nét đẹp văn hóa vật thể, phi vật thể và đặc biệt hấp dẫn du khách bởi sự hài hòa cảnh trí thiên nhiên và hình khối kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc tinh vi.
Hưng Yên còn là địa phương có nhiều lễ hội đặc sắc. Toàn tỉnh có 364 lễ hội các loại, trong đó có 326 lễ hội dân gian, 22 lễ hội tôn giáo, 13 lễ hội tín ngưỡng, 3 lễ hội được bảo tồn theo dự án văn hóa phi vật thể, đó là lễ hội đền Đậu An xã An Viên (Tiên Lữ), lễ hội rước nước tại đền Đa Hòa xã Bình Minh, đền Hóa xã Dạ Trạch (Khoái Châu) và lễ hội Cầu mưa xã Lạc Hồng (Văn Lâm)... Hệ thống lễ hội này đã giới thiệu và chứng minh sinh động về vùng đất, con người Hưng Yên trong quá khứ và hiện tại, với những nét đặc trưng, những giá trị văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của Hưng Yên nói riêng, vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nói chung.

Tác giả: Bùi Huy Hoàng (ST)
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 220
Hôm qua : 270
Tháng 12 : 3.490
Năm 2024 : 236.531