Điểm lại những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại

Dưới đây là những dịch bệnh kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại từng khiến hàng triệu người thiệt mạng.

 

Dịch cúm ở Hong Kong diễn ra từ năm 1968 - 1969 do virus cúm A H3N2 gây ra đã khiến 1 triệu người chết với các khu vực ảnh hưởng bao gồm: châu Á, Australia, châu Âu và Mỹ. Nhóm người dễ nhiễm bệnh nhất là trẻ em và người già với tỷ lệ tử vong cao. 

Dịch tả lần thứ 3 xảy ra từ năm 1852 - 1860 có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó đã lan rộng khắp châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Phi. Đại dịch này đã khiến 1 triệu người thiệt mạng. Dịch tả là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra, dẫn đến mất nước và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 

Dịch cúm Nga do virus cúm A H2N2 gây ra cũng là một sự kiện đáng chú ý bởi đây là đại dịch đầu tiên tấn công vào châu Âu sau khi các tuyến đường sắt được hoàn thành. Năm 1889, các tuyến đường sắt dài 201.168 km kết nối các thành phố châu Âu đã khiến dịch bệnh dễ lan rộng hơn. Dịch bệnh này đã khiến 1 triệu người chết.

Bệnh lao bùng phát trên toàn thế giới vào năm 2012 đã khiến 1,3 triệu người chết. Dịch bệnh này ảnh hưởng tới 1/3 dân số thế giới. Mỹ đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh này khi chỉ 3,2% dân số Mỹ bị nhiễm lao. 

Dịch tả lần thứ 6 diễn ra từ năm 1899 - 1923 đã cướp đi sinh mạng của 1,5 triệu người. Đại dịch này có nguồn gốc từ tỉnh Bengal và khiến 800.000 người chết ở Ấn Độ trước khi lan tới các khu vực khác như Trung Đông, Bắc Phi, Nga và một số khu vực của châu Âu.

Cúm châu Á do chủng virus cúm A H2N2 gây ra từ năm 1957 - 1958 đã khiến 2 triệu người thiệt mạng với các khu vực bị ảnh hường gồm Trung Quốc, Singapore và Mỹ. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển nhanh chóng của vaccine cũng như có sẵn thuốc kháng sinh mà sự lan rộng của chủng virus này đã bị hạn chế.

Bệnh đậu mùa vào năm 735 - 737 đã khiến từ 2 - 3,5 triệu người chết (33 - 60% dân số Nhật Bản) và là dịch bệnh đầu tiên cũng như nghiêm trọng nhất tại Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8.

Đại dịch Cocoliztli ở Mexico vào năm 1576 đã khiến 2 - 2,5 triệu người chết. Đây là đại dịch sốt xuất huyết và đậu mùa với chuột là vật chung gian truyền bệnh.

Dịch hạch ở Ba Tư từng khiến 2 triệu người chết vào năm 1772 - 1773. Lần đầu tiên ở khu vực Vịnh Ba Tư, các biện pháp cách ly đã được thực hiện để kiềm chế dịch bệnh. Tuy nhiên, do thực hiện cách ly chậm trễ mà tại thành phố Basra đã có 250.000 người chết năm 1773. Dịch hạch cũng lan tới Ấn Độ và Bahrain khi truyền từ các loài động vật khác nhau sang con người.

3 triệu người chết là hệ quả của dịch bệnh sốt phát ban từ năm 1918 - 1922 với các khu vực bị ảnh hưởng là Nga và Đông Âu.

Đại dịch Antonine xảy ra vào năm 165 khiến 5 triệu người chết trên khắp vùng Tiểu Á, Ai Cập, Hy Lạp và Italy. Cho tới nay người ta vẫn chưa biết dịch bệnh kinh hoàng này là gì và nguyên nhân của nó song một số nhà khoa học cho rằng đó là bệnh đậu mùa và sởi.

Vào năm 1519 - 1529, bệnh đậu mùa đã cướp đi 5 - 8 triệu sinh mạng ở Mexico. Đây cũng là khởi đầu cho 1 trong những sự kiện suy giảm dân số lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Dịch hạch từ năm 1894 - 1903 đã khiến 10 triệu người chết với các khu vực bị ảnh hưởng gồm Ấn Độ, Trung Quốc và một số khu vực khác trên thế giới.

Năm 1545 - 1548, đại dịch Cocoliztli gần như xóa sổ Mexico khi khiến 12 - 15 triệu người chết tại đây, tương đương với 80% dân số quốc gia này.

Dịch hạch lần thứ 3 xảy ra trên toàn thế giới từ năm 1855 - những năm 1950 đã khiến 12 - 15 triệu người chết. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, các nhà khoa học đã đạt được bước tiến đáng kể khi xác định được bọ chét là nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh đậu mùa ở Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 17 ước tính đã khiến 20 triệu người chết. Thời điểm đánh dấu cho sự suy giảm của dân bản xứ Bắc Mỹ này gắn với cuộc định cư của những người châu Âu đến Bán cầu Tây.

Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1818 cướp đi sinh mạng của 20 triệu người và là một trong những sự kiện tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại.

Dịch HIV/AID từ năm 1660 đã khiến 39 triệu người chết trên toàn thế giới. Virus gây nên dịch bệnh này tấn công vào hệ miễn dịch và làm suy yếu nó khiến cơ thể không còn khả năng chống lại viêm nhiễm và bệnh tật. Dù vậy, sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát triển được các loại thuốc giúp những người nhiễm HIV sống lâu hơn.

Dịch hạch mang tên Cái chết Đen là một nỗi ám ảnh của nhân loại và châu Âu khi khiến 50 - 300 triệu người chết trên khắp châu lục này từ năm 1346 - 1350.

Đại dịch hạch Justinian khiến 100 triệu người chết từ năm 541 - 542 và ảnh hưởng đến nhiều khu vực như Trung Quốc, Bắc Phi và các nước Địa Trung Hải. Đại dịch này trên thực tế đã làm suy yếu Đế chế Byantine vào thế kỷ thứ 6 khi làm giảm số lượng và khả năng của binh lính trước kẻ thù./.

Kiều Anh/VOV.VN

Tác giả: Bùi Huy Hoàng (ST)
Nguồn:https://vov.vn/ Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 13
Hôm qua : 270
Tháng 12 : 3.283
Năm 2024 : 236.324