12 năm đồng hành, hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất

Chương trình Giờ Trái đất được tổ chức lần đầu vào năm 2007 do Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) phát động. Cho đến nay, sự kiện Giờ Trái đất đã trở thành sự kiện lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tối ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3, tạo ra ảnh hưởng lớn tới tất cả người dân trên toàn thế giới trong việc kêu gọi tiết kiệm năng lượng. Mỗi năm, Giờ Trái đất lại đưa ra một thông điệp khác nhau, song cùng chung một ý nghĩa là bảo vệ và gìn giữ  Trái Đất xanh hơn.

Năm 2009 với khẩu hiệu “Tắt đèn, Bật tương lai”, đây là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Giờ Trái đất. Tại các thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội An, Huế và Nha Trang đã tắt điện nhiều địa điểm nổi tiếng ở trung tâm thành phố trong khoảng thời gian đã định. Lượng điện tiết kiệm được trên toàn quốc trong Giờ Trái đất khoảng 140.000 kwh. Sự kiện đã giúp nhiều người dân Việt Nam nhận thức được mối liên hệ giữa sử dụng năng lượng và biến đổi khí hậu.

Năm 2014, sau 5 năm thực hiện, chiến dịch nhận được nhiều sự hưởng ứng của người dân cả nước, với chủ đề: “Hãy hành động để trái đất thêm xanh”, Việt Nam tiết kiệm được sản lượng điện 431.000 KWh. Hàng loạt các hoạt động tuyên truyền đến người dân như: Tổ chức đạp xe diễu hành; Treo băng rôn, phướn kêu gọi cộng đồng cùng chung tay hưởng ứng Giờ Trái đất và phong trào tiết kiệm điện năm 2014 trên khắp các thành phố lớn; Phát tờ rơi, cẩm nang hướng dẫn sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả tới tận tay người dân.

Năm 2019 là năm thứ 10 Việt Nam tham gia hưởng ứng chương trình Giờ Trái đất. Theo thống kê của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện là 492.000 kWh. Đây cũng là năm Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với mục tiêu tiết kiệm từ 5 - 7% trong tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc giai đoạn 2019 - 2025; 8 - 10% giai đoạn 2025 - 2030. Chương trình này khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Đến năm 2021, chương trình Giờ Trái đất do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên đã thành công tốt đẹp được ghi nhận với những con số cụ thể như: Tất cả 63 tỉnh thành đều có văn bản hướng dẫn kêu gọi hưởng ứng thông điệp, ý nghĩa của sự kiện; Hơn 500 địa điểm công cộng tại Việt Nam tham gia hưởng ứng tắt đèn; Hơn 100 bài báo (gồm điện tử-chính thống) đưa tin bài về Sự kiện; Talkshow về sự kiện Giờ Trái đất đạt được hơn 5 triệu lượt tiếp cận và hàng triệu lượt xem trên Truyền hình; Hàng chục doanh nghiệp có các hoạt động khác nhau để cùng hưởng ứng Sự kiện. Sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2021, cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện là 353.000 kWh tương đương giảm 82,3 tấn CO2.

 

Năm 2022 với thông điệp “Kiến tạo tương lai – bây giờ hoặc không bao giờ”, chương trình do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức. Bộ đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm thu hút người dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tham gia; đồng thời vận động các nhóm đối tượng trên thực hiện tắt các thiết bị điện không cần thiết vào thời gian diễn ra Sự kiện Tắt đèn. Chương trình Giờ Trái đất 2022 nhằm mục đích vận động cộng đồng, doanh nghiệp và toàn xã hội: “Ngay bây giờ, ngay lúc này hãy hành động để bảo vệ Trái đất – hành tinh xanh của chúng ta bằng các hoạt động thiết thực về tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nhằm hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022, các UBND các tỉnh đã tổ chức hàng loạt các hoạt động như cam kết sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp, các hộ gia đình, giao lưu với các khối trường học, tổ chức các cuộc thi, trình diễn Flashmob, đi bộ cùng đại sứ và vẽ tranh hưởng ứng Chiến dịch, các hoạt động đạp xe, thu gom rác thải điện tử, trồng cây xanh, chăm sóc và bảo vệ rừng…

Trong suốt 12 năm Việt Nam tham gia “Giờ Trái đất”, Bộ Công Thương luôn đồng hành, hưởng ứng Chiến dịch và có nhiều hoạt động thiết thực như: phổ biến, tuyên truyền tại các địa điểm giao dịch khách hàng, trụ sở của các đơn vị điện lực; vận động các tổ chức, cơ quan và khách hàng thực hiện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết vào thời gian diễn ra Sự kiện Tắt đèn, hưởng ứng Giờ Trái đất.

Năm 2022, Chiến dịch Giờ Trái đất truyền tải thông điệp KIẾN TẠO TƯƠNG LẠI - BÂY GIỜ HOẶC KHÔNG BAO GIỜ nhấn mạnh vào tính cấp bách của hành động. Sự kiện tắt đèn Giờ Trái đất năm 2022 diễn ra từ 20.30 đến 21.30, thứ Bảy, ngày 26/3/2022.

 

Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/su-dung-nang-luong-tiet-kiem-va-hieu-qua/12-nam-dong-hanh-huong-ung-chien-dich-gio-trai-dat.html
Tác giả: Bùi Thiện Quý
Nguồn:14 tỉnh/thành phố bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Dương, Lai Châu, Vĩnh Phúc, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hải Dương, Hà Giang. Trước đó, chiều 6/2, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV Bộ GDĐT đã họp và thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố căn cứ tình hình thực tế kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm một tuần nữa, trong đó có thể xem xét nghỉ toàn diện hoặc nghỉ học cục bộ, đảm bảo mục tiêu cao nhất là vì sự an toàn của học sinh và của cộng đồng. Bộ GDĐT sẽ hướng dẫn các địa phương để có các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện thực tế, bù lại thời gian nghỉ học do dịch bệnh, trong thời gian học sinh nghỉ học khuyến khích các nhà trường áp dụng hình thức học tập trực tuyến nhằm hướng dẫn học sinh tự học. Trong trường hợp cần thiết, Bộ sẽ xem xét lùi thời gian kết thúc năm học. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV Bộ GDĐT cũng đề nghị các Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện công tác vệ sinh, tẩy trùng trường lớp học, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện tốt nhất đón học sinh quay lại trường trong thời gian tới, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, phụ huynh khi quay lại trường yên tâm học tập. Các trường đại học được tự chủ. Tuy nhiên, Bộ GDĐT sẽ chỉ đạo, kiểm tra các sơ sở đào tạo thực hiện đúng chương trình và bảo đảm chất lượng. Tiếp tục cập nhật... Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 350
Tháng 12 : 3.621
Năm 2024 : 236.662