HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ TẬP HUẤN GIÁO DỤC STEM NĂM HỌC 2019 - 2020
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 và công văn hướng dẫn triển khai cuộc thi thiết kế bài giảng e-Learning năm học 2019-2020 của Sở giáo dục & đào tạo Hưng Yên, Trường THPT Hưng Yên tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thiết kế bài giảng e-Learning và lồng ghép tập huấn giáo dục Steam.
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 và công văn hướng dẫn triển khai cuộc thi thiết kế bài giảng e-Learning năm học 2019-2020 của Sở giáo dục & đào tạo Hưng Yên, Trường THPT Hưng Yên tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thiết kế bài giảng e-Learning và lồng ghép tập huấn giáo dục Steam. Về dự Hội thảo có đầy đủ tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường.
Mở đầu chương trình, cô Đỗ Thị Giang – Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng nhà trường phát biểu chỉ đạo và nêu nhấn mạnh nhiệm vụ cán bộ giáo viên phải nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như một xu thế tất yếu của thời đại.
Đ/c Đỗ Thị Giang - Hiệu trưởng phát biểu chỉ đạo
Sau phần phát biểu chỉ đạo, cô Lê Thị Thúy Ngà, Phó hiệu trưởng nhà trường triển khai chương trình hội thảo với hai phần – Phần I: Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế bài giảng e-Learning của các nhóm giáo viên có bài giảng đạt giải trong cuộc thi thiết kế bài giảng e-Learning năm 2018 - -2019 do Sở GD&ĐT Hưng Yên tổ chức và Phần II: Tập huấn về giáo dục Steam của nhóm giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên.
Đ/c Lê Thị Thúy Ngà - Phó HT triển khai hội thảo
Tại phần chia sẻ kinh nghiệm soạn giảng e-Learning, hội thảo được nghe ý kiến của các thầy cô:thầy Lê Văn Qúy - tổ Toán Lý Tin; cô Nguyễn Thị Việt Hương – tổ Văn; cô Nguyễn Thị Phương Hồng – tổ Ngoại ngữ. Các ý kiến chia sẻ về những khó khăn trong quá trình thiết kế bài giảng từ việc lựa chọn phần mềm đến việc biên soạn các câu hỏi bài tập, từ việc ghi hình, ghi âm đến việc chỉnh sửa cắt ghép đòi hỏi giáo viên mất rất nhiều thời gian và công sức. Những công việc này đòi hỏi giáo viên phải có trình độ tin học vững vàng và biết cách thu âm, ghi hình, thiết kế hình ảnh, biên tập âm thanh, videos, thiết kế tiến trình bài giảng,... Trong đó, việc thu âm đòi hỏi phải có phòng thu để tránh phải thu nhiều lần khi các bản thu bị lẫn những tạp âm.
Kết thúc phần chia sẻ kinh nghiệm, Hội thảo được nghe những ý kiến góp ý chuyên sâu về việc thiết kế bài giảng e-Learning của thầy Lương Xuân Hồng giáo viên tin học nhà trường. Đặc biệt, đồng chí nhấn mạnh việc thiết kế bài giảng phải thực hiện theo hướng dẫn trong CV só 2157/QQĐ-SGD ĐT Về việc ban hành Thể lệ cuộc thi cấp tỉnh Thiết kế bài giảng e-Learning năm học 2019 -2020
Tại phần hai, Hội thảo được nghe báo cáo của cô Vũ Thị Lan – Tổ trưởng tổ Sinh-Hóa-Công nghệ về giáo dục Stem trong nhà trường phổ thông. Báo cáo đi vào làm rõ các vấn đề như khái niệm, đặc điểm và cách thức tiến hành dạy học Stem theo 6 bước nhằm hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tăng khả năng thích nghi với những yêu cầu mới trong thời đại 4.0 cho học sinh. Đây là những ưu điểm của chương trình giáo dục STEM và rất phù hợp với quan điểm giáo dục phát triển toàn diện của giáo dục.
Sơ đồ thiết kế kỹ thuật gồm 6 bước stem
Kết thúc buổi hội thảo, tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đã thu hoạch được nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ cho hoạt động chuyên môn năm học mới.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC THẦY CÔ CHIA SẺ KINH NGHIỆM VÀ BÁO CÁO TẠI HỘI THẢO
Thầy Lê Văn Qúy - gv Toán chia sẻ kinh nghiệm thiết kế bài giảng e-Learning
Cô Nguyễn Thị Việt Hương - gv Văn chia sẻ kinh nghiệm thiết kế bài giảng e-Learning
Cô Nguyễn Thị Phương Hồng - gv tiếng Anh chia sẻ kinh nghiệm thiết kế bài giảng e-Learning
Thầy Lương Xuân Hồng - gv Tin chia sẻ kinh nghiệm thiết kế bài giảng e-Learning
Cô Vũ Thị Lan - Tổ trưởng báo cáo về giáo dục Stem