NÔ LỆ VÀ SỰ DÃ MAN, TÀN KHỐC CỦA CHẾ ĐỘ NÔ LỆ

(I) VÀI NÉT VỀ NÔ LỆ VÀ CHẾ ĐỘ NÔ LỆ

Chế độ nô lệ là chế độ mà trong đó con người được xem như một thứ hàng hóa. Nô lệ (Tiếng Anh:Slave) là người bị bắt buộc phải làm việc không lương cho người chủ, bị mất quyền con ngườitự do và cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người chủ. Nhiều người trở thành nô lệ vì bị bắt sau những cuộc chiến (một hình thức tù binh), hoặc những cuộc càn quét của lực lượng xâm lăng hoặc giai cấp thống trị. Một số khi sinh ra đã bị coi như là nô lệ vì cha mẹ là nô lệ.

Trong lịch sử, chế độ nô lệ đã được công nhận bởi hầu hết các xã hội; còn trong thời gian gần đây, chế độ nô lệ đã bị cấm ở tất cả các nước do phong trào bãi nô, nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại thông qua các việc gán nợ, chế độ nông nô, người làm trong nhà bị nuôi nhốt, nhận con nuôi giả trong đó trẻ em bị buộc phải làm việc như nô lệ, binh lính trẻ em, và hôn nhân cưỡng ép. Nô lệ chính thức được coi là bất hợp pháp ở tất cả các nước, nhưng vẫn còn khoảng 20 đến 30 triệu nô lệ trên toàn thế giới.

Chế độ nô lệ có trước chữ viết và đã tồn tại trong nhiều nền văn hóa. Hầu hết các nô lệ hiện nay là nô lệ do gán nợ, chủ yếu là ở Nam Á, đang bị gán nợ phát sinh do người cho vay nặng lãi, thậm chí kéo dài nhiều thế hệ. Buôn người chủ yếu được sử dụng để buộc phụ nữ và trẻ em tham gia vào các ngành công nghiệp tình dục. Chỉ riêng nước Mauritanie có khoảng 600.000 nô lệ (dưới hình thức lao động trả nợ), gồm nam, nữ và trẻ em - tức gần 20% dân số. Đến tháng 8 năm 2007 nạn nô lệ mới được chính thức coi là phạm pháp. Nạn nô lệ cũng phổ biến tại Niger với khoảng 800.000 người bị bắt làm nô lệ - 8% dân số.

Thực dân châu Âu buôn bán nô lệ châu Phi trên Đại Tây Dương thời cận đại

Định nghĩa

Nô lệ là những người thuộc sở hữu và điều khiển của người khác, gần như không có quyền hạn gì, không có tự do đi lại, và không được trả lương, ngoài những nhu cầu tối thiểu như thức ăn, quần áo và chỗ ở.

Theo Quy ước về Nô lệ năm 1926, chế độ nô lệ là "... tình trạng hay hoàn cảnh của một người phải gánh chịu một phần hay tất cả những quyền làm chủ từ người khác...". Người nô lệ không có quyền tự do bỏ trốn, bỏ chủ, hay bỏ khu vực mình đang sống nếu không có phép hay giấy thông hành, và nếu làm thế sẽ bị bắt đem về trả về lại cho chủ nhân. Chế độ này cần một hệ thống xã hội chấp thuận nó, từ liên kết giữa các tay chủ nhân nhiều thế lực hay tài chánh đến các cơ quan điều hành chính quyền địa phương.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa "cưỡng ép lao động" là "những công việc hay dịch vụ do một người làm dưới sự đe doạ của hình phạt và người đó không muốn tình nguyện làm", trừ một số trường hợp ngoại lệ như: quân đội, tù nhân, trường hợp khẩn cấp và những công tác cộng đồng nhỏ.

Từ người hầu không đồng nghĩa với nô lệ, ở chỗ đây là người, có nhân quyền, trong khi nô lệ không được coi là người mà là một vật, một thứ tài sản, tương đượng với dụng cụ hay súc vật.

(II) SỰ KHẮC NGHIỆT, TÀN BẠO TRÊN NHỮNG CHUYẾN TÀU BUÔN NÔ LỆ ĐẠI TÂY DƯƠNG

Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, hơn 12,4 triệu người da màu đã trở thành nạn nhân của các chuyến tàu nô lệ trên Đại Tây Dương.

Cuộc mua bán nô lệ Đại Tây Dương đã chứng kiến hàng triệu người châu Phi bị buộc rời khỏi quê hương và được vận chuyển trên những chuyến tàu đến châu Mỹ. Chuyến đi này chỉ là một giai đoạn trung gian, nhưng có một sự thực rằng khoảng 20% số nô lệ đã không bao giờ được thấy đất liền lần nào nữa. Vì điều kiện sống trên tàu quá tồi tệ khiến nhiều nô lệ chết vì bệnh dịch, một số người thì bị tra tấn và ném xuống biển. Thậm chí, nhiều nô lệ không chịu nổi đau đớn nên đã tự tử để thoát khỏi nghịch cảnh.

Nô lệ bị bắt trong các vụ tấn công hoặc được mua từ những thương nhân châu Phi

Địa ngục trên mặt nước: Sự khắc nghiệt, tàn bạo trên những chuyến tàu nô lệ Đại Tây Dương

Chế độ nô lệ là một phần của xã hội châu Phi từ rất lâu trước khi có sự xuất hiện của người da trắng. Tuy nhiên, chế độ nô lệ được thực hiện trong truyền thống châu Phi rất khác so với các thương nhân châu Âu.

Nô lệ được mua bán trong lục địa này được coi là dấu hiệu của sự giàu có. Họ có thể là người hầu khế ước, nông nô, nhưng tuyệt đối không phải là hàng hóa. Còn đối với các thương gia châu Âu, nô lệ bị coi như những món hàng vô tri và được vận chuyển qua Địa Trung Hải và đến châu Mỹ.

Khi người châu Âu đến châu Phi, họ đã tấn công những người dân vô tội để bắt họ trở thành nô lệ. Ngoài ra, người da trắng đã mua lại nô lệ từ các thương nhân châu Phi ở Vương quốc Congo. Kể từ đó, các thương nhân ở lục địa đen đã bắt đầu tấn công các khu vực lân cận để có thêm nhiều nô lệ rồi bán cho người châu Âu.

Nô lệ bị xích lại với nhau và bị nhồi nhét trên các chuyến tàu

Địa ngục trên mặt nước: Sự khắc nghiệt, tàn bạo trên những chuyến tàu nô lệ Đại Tây Dương

Các nô lệ từ khắp châu Phi được tập hợp lại tại thành phố cảng để vận chuyển qua Đại Tây Dương. Sau khi bị cạo trọc và đóng dấu, các nô lệ sẽ bị xích lại với nhau. Dây xích trên cơ thể nô lệ ăn sâu vào da thịt họ gây ra các vết lở loét, nhiễm trùng.

Địa ngục trên mặt nước: Sự khắc nghiệt, tàn bạo trên những chuyến tàu nô lệ Đại Tây Dương

Càng nhiều nô lệ thì sẽ càng được nhiều tiền. Vì vậy, những người nô lệ đã bị nhồi nhét đến mức không thể di chuyển. Thậm chí, vì không gian quá chật chội, họ không thể tìm được cái xô để đi vệ sinh. Kết quả những con người đáng thương này đã phải ngủ trên bãi chất thải của mình.

Điều kiện vệ sinh đã khiến nhiều nô lệ chết vì bệnh dịch

Địa ngục trên mặt nước: Sự khắc nghiệt, tàn bạo trên những chuyến tàu nô lệ Đại Tây Dương

Những nô lệ chỉ được phép lên boong tàu khi thời tiết cho phép. Nếu không, họ sẽ phải ở lại bên dưới boong tàu hôi thối và ẩm mốc.

Chính vì điều kiện sống tồi tệ như vậy đã khiến nhiều người chết vì bệnh dịch. Bệnh lỵ là một trong những nỗi sợ hãi của nhiều nô lệ trên tàu. Một cựu bác sĩ phẫu thuật trên tàu nô lệ đã mô tả lại khung cảnh lúc đó: "Dưới boong tàu được bao phủ bởi máu và các chất nhầy do hậu quả của bệnh lỵ. Nơi ấy ẩm mốc và hôi thối giống như một cái lò mổ gia súc".

Địa ngục trên mặt nước: Sự khắc nghiệt, tàn bạo trên những chuyến tàu nô lệ Đại Tây Dương

Ngoài ra, các bệnh cúm, sởi, sốt rét và đậu mùa cũng rất phổ biến trên các con tàu nô lệ. Tỷ lệ tử vong của nô lệ vì bệnh dịch lên đến 15%.

Nhiều nô lệ đã quyết định tự tử vì không chịu nổi đau khổ

Địa ngục trên mặt nước: Sự khắc nghiệt, tàn bạo trên những chuyến tàu nô lệ Đại Tây Dương

Rất nhiều người châu Phi chưa từng thấy người da trắng bao giờ. Vì vậy, họ luôn sống trong sợ hãi vì cho rằng bản thân sẽ bị ăn thịt. Điều kiện sống tồi tệ cũng nỗi lo sợ giằng xé tâm can, nhiều nô lệ đã tự tử bằng cách nhịn ăn hoặc nhảy xuống biển.

Bất kỳ nô lệ nào bị chết trong quá trình vận chuyển sẽ giảm lợi nhuận, vì vậy phi hành đoàn đã làm mọi cách để giữ được càng nhiều nô lệ trên tàu càng tốt. Chế độ ăn uống của các nô lệ trên tàu là bánh mì, đậu và thịt muối. Nếu một nô lệ từ chối thức ăn, anh ta sẽ bị đánh đập dã man.

Địa ngục trên mặt nước: Sự khắc nghiệt, tàn bạo trên những chuyến tàu nô lệ Đại Tây Dương

Ngoài ra, nếu nô lệ vẫn không nghe lời, các phi hành đoàn sẽ mở miệng và ép thực phẩm xuống cổ họng của những con người da màu khốn khổ. Họ sử dụng một loại dụng cụ có tên là mỏ vịt để buộc chặt cổ của nô lệ, khiến họ bắt buộc phải mở miệng và bị nhồi nhét thức ăn để duy trì sự sống.

Theo một nguồn tin khác, nếu nô lệ từ chối tham gia các bài tập được coi là cần thiết để bảo vệ sức khỏe, họ sẽ phải chịu những trận đòn roi tan xương nát thịt.

Phụ nữ và trẻ em trên tàu nô lệ bị lạm dụng, hãm hiếp

Địa ngục trên mặt nước: Sự khắc nghiệt, tàn bạo trên những chuyến tàu nô lệ Đại Tây Dương

Trên các tàu nô lệ, đàn ông và phụ nữ châu Phi không được tiếp xúc với nhau. Trong khi đàn ông bị xích lại thành từng chuỗi ở dưới boong tàu thì phụ nữ và các bé gái không cần ở nơi tối tăm, bốc mùi đó.

Mặc dù không phải chịu đựng cuộc sống thiếu điều kiện vệ sinh, nhưng họ lại bị thủy thủ đoàn lạm dụng tình dục, thậm chí hãm hiếp. Trên một số tàu, thuyền trưởng ngủ trên võng còn các cô gái sẽ tụ tập ở dưới sàn.

Khi tàu cập bến, các nô lệ sẽ được đưa vào thị trường như một món hàng

Địa ngục trên mặt nước: Sự khắc nghiệt, tàn bạo trên những chuyến tàu nô lệ Đại Tây Dương

Sau sáu đến tám tuần trên tàu (lâu hơn nếu thời tiết xấu), nô lệ sẽ bị đưa đến các cảng biển của châu Mỹ. Họ bị dồn vào đất liền mà không biết điều gì xảy ra tiếp theo.

Một người đã từng là nô lệ nhớ lại: "Chúng tôi đều nghĩ rằng mình sẽ bị những người da trắng ăn thịt. Điều đó làm cho nhiều người rất đau khổ, thậm chí sợ hãi đến mức run rẩy. Khi chúng tôi được đưa vào đất liền, người da trắng đã gọi những nô lệ cũ đến và nói chuyện với bọn "ma mới". Họ nói rằng chúng tôi sẽ không bị ăn thịt, nhưng chúng tôi phải làm việc. Thông tin này thực sự khiến chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm".

Cuối cùng, tất cả nô lệ bị rao bán như những món hàng. Họ sẽ trở thành lao động chính trên các đồn điền Nam Mỹ hoặc bị vắt kiệt ở vùng biển Caribbean.

                                             Nguồn: wikipedia.org và https://lostbird.vn

Tác giả: Bùi Huy Hoàng (Tổng hợp)
Nguồn:wikipedia.org và https://lostbird.vn Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7
Hôm qua : 230
Tháng 01 : 4.057
Năm 2025 : 4.057