Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Vu Lan trong tâm linh người Việt

Ngày lễ Vu lan (15.7 âm lịch) từ lâu là một ngày trọng đại, không thể thiếu được trong hệ thống văn hóa tâm linh nói chung và văn hóa Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên, có rất ít người trong số chúng ta hiểu tường tận được nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày lễ Vu lan.

 

Ngày lễ Vu lan chính là ngày báo hiếu mẹ cha. Ảnh nguồn: Internet

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan

Thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế, có gia đình bà Thanh Đề rất giàu sang, trưởng giả, có người con là Mục Kiền Liên. Sau đó, Mục Kiền Liên xuất gia tu hành theo Đức Phật và chứng đắc Thánh quả A-la-hán, là đệ tử thần thông bậc nhất trong giáo đoàn của Phật. Sau khi chứng đắc, Ngài nghĩ đến mẹ và rất thương mẹ. Ngài dùng thiên nhãn soi khắp các cõi trong luân hồi xem người mẹ đã mất sinh về đâu. Ngài soi lên cõi Trời, soi ở cõi người nhưng đều không thấy bóng dáng của mẹ. Đến khi soi xuống cõi ngạ quỷ, Ngài thấy mẹ đọa sinh làm ngạ quỷ (tức là quỷ đói), bụng to như cái trống, cổ nhỏ như cây kim, vô cùng đói khát và khổ cực. Biết đó là mẹ của mình, Ngài Mục Kiền Liên rất thương cảm. Ngài đi khất thực, xin được một bát cơm đầy và dùng thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm lên cho mẹ.

Ảnh nguồn: Internet

Ngài Mục Kiền Liên khi thấy mẹ bị đọa vào ngã quỷ đói khát, khổ cực đã đi khất thực xin cơm và dùng thần thông để xuống dâng cơm lên cho mẹ

Khi chưa mất và đọa làm ngạ quỷ, bà Thanh Đề vốn có bản tính ích kỷ, tham lam. Con là Ngài Mục Kiền Liên đi tu theo Phật, là đại đệ tử của Phật nhưng bà không tin Tam Bảo và nhân quả, bà phỉ báng Tam Bảo và còn làm nhục cả chúng Tăng. Vì bản tính tham lam, ích kỷ ấy nên khi thấy Ngài Mục Kiền Liên xuống dâng cho mình bát cơm, bà rất mừng, nhưng lại sợ những ngạ quỷ xung quanh nhìn thấy, giành mất phần ăn của mình nên bà lấy tay che lại. Không ngờ bát cơm lập tức biến thành than hồng, không thể ăn nổi. Nhìn thấy cảnh khổ của mẹ, Ngài rất đau xót, mặc dù Ngài vận hết thần thông nhưng mẹ vẫn không thể ăn được, bát cơm vẫn cháy rực lên như than hồng. Khi ấy, Ngài biết đó là ác nghiệp của mẹ, Ngài trở về bạch xin Đức Phật chỉ cách cứu mẹ. Khi đó, Đức Phật dạy Ngài Mục Kiền Liên chờ đến tháng 7 Âm lịch là ngày chư Tăng tự tứ, kết thúc 3 tháng an cư kiết hạ và cúng dường lên chúng Tăng. Bởi trong 3 tháng này, chư Tăng thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, tinh tấn tu hành trong hòa hợp thanh tịnh nên công đức tu tập rất lớn. Cho nên, Đức Phật dạy Ngài Mục Kiền Liên chờ đến mùa kết khóa an cư và dâng vật phẩm cúng dường lên chúng Tăng sẽ được phước báu rất lớn. Và phần phước lớn ấy hồi hướng cho mẹ của Ngài thì có thể cứu được bà.
Vâng theo lời Phật dạy, Ngài Mục Kiền Liên tổ chức đại lễ cúng dường Đức Phật và thập phương Tăng nhân ngày tự tứ. Sau khi chư Tăng thọ thực và chú nguyện phần phước báu cúng dường thì lập tức bà Thanh Đề chuyển được ác tâm, thoát kiếp ngạ quỷ và sinh về cõi Trời.

Từ câu chuyện của Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ, để giúp đại chúng hiểu vì sao phước báu cúng dường chư Tăng lại có thể chuyển được ác tâm của bà Thanh Đề, khiến bà thoát khỏi cảnh khổ. Sư Phụ giảng giải: “Thiện tâm hay ác tâm đều có từ trường của nó. Khi một Tăng đoàn thanh tịnh, hòa hợp với nhau thì tạo ra một từ trường rất an lành, khiến cho ác tâm có thể chuyển hóa. Và năng lượng ấy đã giúp cho những tâm ác, bất thiện của bà Thanh Đề được chuyển hóa. Nhờ chuyển tâm như vậy, bà phát khởi được tâm thanh tịnh, tâm Bồ Đề; nên bà thoát được kiếp ngạ quỷ, sinh về Thiên cung. Và không chỉ riêng bà Thanh Đề mà trong ngày hôm ấy, rất nhiều ngạ quỷ cũng được sinh về Thiên cung nhờ công đức mà Ngài Mục Kiền Liên cúng dường thập phương Tăng. Đó là tích truyện trong kinh Vu Lan nói về Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ Thanh Đề thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, kinh Vu Lan cũng được gọi là kinh Báo Hiếu. Và tháng 7 Vu Lan của chúng ta cũng gọi là tháng con cháu nhớ ơn tiên tổ để báo hiếu”.
Như vậy, ngày lễ Vu Lan xuất phát từ tâm hiếu kính của 
Ngài Mục Kiền Liên – đệ tử thần thông bậc nhất trong Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế. Nhờ tâm hiếu kính ấy mà ngày nay chúng ta có cơ hội được báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên qua việc thực hành lời Phật dạy trong tháng vu lan báo hiếu.

Một lần, ông dùng đôi mắt thần của mình để nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ mình là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác. Vì thương mẹ, nên ông đã dùng phép thuật để xuống địa ngục dâng cơm cho bà.

Bà Thanh Đề do lâu ngày bị nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay để che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh.

Do vì còn tính “tham, sân, si” nên khi bà đưa cơm lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ, không thể ăn được nữa. Đau xót và thương mẹ khi chứng kiến cảnh này, Mục Kiều Liên đã cầu xin Đức Phật giúp mình cứu mẹ.

Ảnh nguồn: Internet

Tuy nhiên, Đức Phật đã chỉ ra cho ông thấy rằng, một mình ông không thể cứu được mẹ mình vì ác nghiệp mà bà gây ra từ kiếp trước quá nặng.

Chỉ còn cách duy nhất là nhờ lực của chư tăng khắp mười phương mới mong có thể thành công.Vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc các chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối.

Mục Kiều Liên đã thành tâm làm theo lời Phật dạy. Ông không những cứu được mẹ mà còn giải thoát được tất cả vong hồn bị giam cầm ở âm cung. Chính vì lẽ đó, rằm tháng bảy mang ý nghĩa của “mùa hiếu hạnh”.

Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Theo góc nhìn của đạo Phật, sau khi bỏ báo thân, tùy theo nhân quả nghiệp báo của mỗi người mà quyết định tâm thức của họ được sinh vào cảnh giới lành hay dữ. Nếu họ tái sinh vào 3 đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh thì sẽ phải chịu rất nhiều đau khổ,…

Do đó, trong tháng Vu Lan báo hiếu, chúng ta có thể làm những việc thiện lành để cầu siêu phả độ gia tiên, giúp họ thoát khỏi những cảnh khổ đó. Sư Phụ chia sẻ: “Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan trong tháng 7 này là nhân mùa Tăng chúng kết thúc an cư kiết hạ, chư Phật dạy hàng Phật tử tại gia có tín tâm với Tam Bảo phát tâm đến chùa cúng dường Tam Bảo, chúng Tăng, để lấy công đức phước báu đó hồi hướng cho những người đã quá vãng trong gia tiên quyến thuộc nhà mình. Nhờ phúc báu được hưởng, mà họ được tiêu trừ các nghiệp chướng từ nặng thành nhẹ, từ nhẹ được hết, từ nhẹ được siêu lên. “Siêu lên” không phải là lập tức vong linh được bay lên trời ngay, mà là từ cõi thấp, trong trạng thái rất đau khổ, vong linh được bớt khổ hơn. Có thể là vong linh từ trong địa ngục ngàn vạn năm thì giảm xuống chỉ còn ở trong địa ngục vài trăm năm, vài chục năm; nhẹ nữa thì có thể được ra khỏi địa ngục và tái sinh về cõi khác, có thể sang cõi ngạ quỷ, hoặc về làm súc sinh đỡ chịu khổ hơn. Rồi nhẹ nữa thì từ ngạ quỷ có thể tái sinh lên làm người, hoặc là từ súc sinh thì bỏ thân súc sinh mà tái sinh làm người, hoặc cũng có trường hợp từ ngã quỷ có thể sinh lên cả chư Thiên. Đấy đều được gọi là siêu thăng, “siêu” nhẹ lên, “thăng” là bay lên”.
Bởi tháng 7 Vu Lan là thời điểm công đức tu tập của chư Tăng rất lớn; cho nên nhờ công đức của thập phương Tăng chứng minh, chúng ta cúng dường Tam Bảo nhân dịp này sẽ được phước báu lớn. Lấy phước báu lớn đó hồi hướng cho quyến thuộc đã quá vãng thì họ sẽ được hưởng phước báu đó và nhẹ bớt nghiệp, và có thể siêu sinh về cõi lành.

Trong tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, ngày lễ Vu lan chính là dịp để nhắc nhở thế hệ con cháu chúng ta nhớ đến công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.

Thông qua đó, phát huy được ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hóa Phật giáo, đó là “từ, bi, hỷ, xã, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”….

Ngày lễ Vu van mở ra mùa báo ân, báo hiếu.Báo hiếu với cha mẹ không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp báo luân hồi.

Báo hiếu chính là sự biểu hiện phẩm hạnh đạo đứa của mỗi con người. Trong xã hội luôn có sự tồn tại của hoạt động mang ý nghĩa trái ngược nhau nhưng có sự gắn bó chặt chẽ với nhau đó là làm ơn và báo ơn

Người xưa đã dạy “Có hai điều dứt khoát phải làm, một là quên đi khi mình giúp đỡ người khác, hai là phải ghi nhớ, trả ơn khi người khác giúp đỡ mình”.

Trong triết học, Mác đã từng nói “Con người là tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội”. Chính vì thế, nếu đã hiếu với cha mẹ, họ hàng thì không thể không yêu quý quốc gia, dân tộc. Đó cũng chính là “tứ ân” trong Phật giáo :

– Ơn cha mẹ: Là ơn sinh thành dưỡng dục- Ơn thầy cô: Là ơn dạt dỗ những kiến thức, những điều hay lẽ phải.

– Ơn quốc gia, xã hội: Là ơn đảm bảo, giữ gìn môi trường sống hòa bình, ổn định.

– Ơn chúng sinh, đồng bào: Là ơn những người đã sản xuất ra của cải vật chất để chúng ta tồn tại và phát triển.

Theo kinh Phật “Trên thế gian này, công ơn cha mẹ là điều to lớn nhất”. Chính Đức Phật đã từng dạy “Này các tì kheo, có hai người mà ta không thể trả ơn đó chính là cha và mẹ”.

Sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ không chỉ được thể hiện trong sự cung phụng về vật chất mà còn trong lĩnh vực tinh thần.

Cha mẹ cần tình cảm và sự chăm sóc của con cái. Vì thế bên cạnh việc chăm sóc cho cha mẹ, chúng ta cũng cần làm những việc khiến cha mẹ thật sự vui vẻ, an hưởng tuổi già.

Cùng một quan điểm như vậy, từ hơn 2500 năm truớc Ðức Khổng Tử cũng đã từng dạy: “Ðời nay thấy ai nuôi dưỡng được cha mẹ thì khen là có hiếu.Nhưng chó, ngựa cũng được nuôi dưỡng. Vì thế nếu nuôi cha mẹ mà không kính trọng thì khác gì nuôi thú vật”. Hoặc như kinh Lễ cũng có đoạn viết: “Khi cha mẹ còn sống mà chỉ chăm chú vào việc làm giàu, không phụng dưỡng cha mẹ là không tròn đạo hiếu”.

Hiện, nay, xã hội chúng ta có nhiều biến đổi, dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường ít nhiều đã xuất hiện lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất tầm thường mà quên đi những giá trị truyền thống của bản sắc văn hóa dân tộc, quên đi những nhiệm vụ thiêng liêng của con cái đối với cha mẹ.

Chính vì thế, khi vận dụng vào cuộc sống, có nhiều người đã biến báo hiếu trở thành thứ hình thức câu nệ, tầm thường, dẫn đến việc thực hành báo hiếu không còn là trách nhiệm báo hiếu.

Mỗi người cần phải có những hành động thiết thực và tích cực hơn để trả lại nguyên vẹn ý nghĩa của ngày lễ Vu lan, góp phần phát huy truyền thống giáo dục của Phật giáo cũng như phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Cách báo hiếu cha mẹ trong mùa Vu Lan

1 Cách báo hiếu cha mẹ còn sống hiện đời

Đặc biệt, Sư Phụ cũng chỉ dạy hàng đại chúng cách báo hiếu cha mẹ còn sống hiện đời đúng Pháp để cha mẹ được lợi ích lớn nhất: “Biếu tiền cha mẹ không khéo thì sẽ làm khổ các cụ. Nên chúng ta phải biết báo hiếu đúng cách. Nếu chúng ta giúp cha mẹ hiểu được đạo lý, quy y Tam Bảo thì đó là điều quý nhất. Vì khi các cụ ra đi, không ai đi cùng các cụ được mà tự các cụ phải ra đi một mình. Khi các cụ biết Phật Pháp thì chính các cụ sẽ tự đứng vững, tự bảo vệ được mình. Chính Phật Pháp là con đường, là cái cây chống đỡ cho các cụ trên bước đường ra đi, giúp các cụ được an lành. Đó là điều quý nhất, là sự báo hiếu khi cha mẹ còn sống”.

Như vậy, ngoài việc chu cấp vật chất đầy đủ và chăm sóc cha mẹ, cách báo hiếu đúng Pháp nhất đó là gieo duyên để cha mẹ kết duyên với Tam Bảo. Khi được học về giáo lý đạo Phật, cha mẹ sẽ có đức tin, chính kiến đúng đắn; đó sẽ là tư lương quý báu khiến cuộc đời cha mẹ được an lành và được thoát khổ.

2. Cách báo hiếu cho cha mẹ đã quá vãng

 “Đức Phật dạy, chúng ta báo hiếu cha mẹ đã quá vãng bằng cách làm thật nhiều việc phúc thiện, rồi hồi hướng công đức phúc thiện ấy cho cha mẹ. Mà trong kinh Đức Phật dạy rằng, việc đặc biệt nhất là cúng dường Tam Bảo. Vì Tam Bảo là ruộng phước bậc nhất, gọi là đệ nhất phúc điền ở thế gian. Cúng dường vào Tam Bảo sinh nhiều phước báu to lớn nhất. Nếu sau khi cúng dường Tam Bảo, chúng ta đem công đức cúng dường đó hồi hướng cho cha mẹ mình, thì cha mẹ thọ nhận được phước báu ấy và đặc biệt là cha mẹ lại được kết duyên với Tam Bảo. Nếu khi sống, các cụ chưa được kết duyên với Tam Bảo thì khi các cụ mất rồi, chúng ta làm các cúng dường Tam Bảo rồi hồi hướng công đức cho cha mẹ, thì cha mẹ vẫn được phước kết duyên với Tam Bảo. Sau đó, cha mẹ có tái sinh kiếp nào thì cũng sẽ có duyên lành được gặp Tam Bảo và có phước báu. Mà việc có duyên lành với Tam Bảo là rất quý”. Vậy ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan cũng là báo hiếu cha mẹ quá vãng của mình bằng cách cúng dường Tam Bảo, cầu siêu và hồi hướng công đức đó cho cha mẹ; từ đó cha mẹ có phước mà được siêu độ.

(Nguồn: tinmoi, phatgiao)

Tác giả: Nguyễn Đắc Hậu
Nguồn:Nguồn: tinmoi, phatgiaoVietNam Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 17
Hôm qua : 230
Tháng 01 : 4.067
Năm 2025 : 4.067