Lối sống của người Nhật: Càng tối giản càng tự do, càng tối giản càng hạnh phúc

Lối sống tối giản là cách sống cắt giảm vật dụng xuống còn mức tối thiểu. Và cùng với cuộc sống ít đồ đạc, ta có thể để tâm nhiều hơn tới hạnh phúc. 

Bất cứ ai khi sinh ra cũng là người sống tối giản”

Sasaki Fumio, tác giả của cuốn “Lối sống tối giản của người Nhật” chia sẻ rằng: “Giảm bớt đồ đạc quá tải trong nhà chính là một lần giúp suy nghĩ về hạnh phúc”.

Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có sẵn tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn. Khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản. 

Sasaki Fumio, tác giả của cuốn “Lối sống tối giản của người Nhật”.

Theo Sasaki, những người sống tối giản luôn cảm thấy vui vẻ, mới lạ mỗi ngày. Ví dụ như một chuyến du lịch chẳng hạn. Hầu như ai cũng gói ghém đồ đạc đến sát giờ xuất phát. Nhưng dù bạn có kiểm tra hết danh sách vật dụng mang đi cũng vẫn cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó. Nhưng đã đến giời xuất phát, bạn phải khóa cửa và kéo vali đi thôi. Chính lúc này, bạn mới cảm thấy thoải mái. Đúng vậy, nếu có một chiếc vali này, mình có thể sống được một thời gian khá dài đấy. Có thể là mình đã quên một vài thứ ở nhà, nhưng không sao những thứ cần thiết nhất đã ở đây rồi. 

Sau thời gian di chuyển, bạn đến nhà nghỉ hay khách sạn, ngủ trên chiếc chiếu tatami và tận hưởng sự thoải mái. Phòng nghỉ rất sạch sẽ, gọn gàng và ít đồ đạc. Trong pòng nghỉ này cũng chẳng có những đồ vật dư thừa như ở nhà. Bởi vậy nhà nghỉ luôn là nơi dễ chịu trong các chuyến đi. Bạn để lại đồ đạc trong phòng và đi dạo gần đấy hoặc thảnh thơi tới bất cứ đâu. Bạn có thời gian tận hưởng phong cảnh, con người, cuộc sống và chẳng có việc gì phải hoàn thành cả. 

Chính là cảm giác như vậy đó, có lẽ bất cứ ai cũng đã trải qua cảm giác mà lối sống tối giản mang lại. Và tất nhiên, có thể bạn cũng đã cảm nhận cảm giác ngược lại, đó là lúc kết thúc chuyến đi, bạn lên máy bay về nhà. Những món đồ bạn đã xếp rất gọn gàng trước khi đi giờ nằm lung tung trong vali. Những món quà lưu niệm được nhét đầy trong túi xách tay. Vé vào cửa khu du lịch, hóa đơn mua hàng… nhét hết vào túi quần. Đến lúc kiểm tra vé máy bay thì bạn mới tìm loạn cả lên, “Ơ, mình để đâu rồi nhỉ?” Lúc đấy, bạn sẽ nhận ược những ánh mắt khó chịu từ phía sau. 

Đây chính là cảm nhận khi bạn bị quá nhiều đồ đạc làm phiền, bởi khi có việc cần thiết, bạn chẳng thể rảnh tay để làm gì được. Chúng ta luôn mất thời gian, công sức để sở hữu một món đồ nào đó, hoặc để bảo quản, quản lý những món đồ mình đã có. Và chúng ta bỏ ra nhiều đến mức, những món đồ vốn chỉ là vật dụng hàng ngày cuối cùng lại trở thành ông chủ của chúng ta. 

Mỗi người dân Nhật Bản đều từng là người sống tối giản

Giống như con người khi sinh ra không có một thứ gì trong tay, bản thân người Nhật trước đây cũng là những người sống theo lối tối giản. Đã từng có một người nước ngoài đến Nhật trước khi bắt đầu công việc làm ăn của mình, và anh ta đã rất ngạc nhiên trước người Nhật lúc bấy giờ. Mỗi người chỉ có hai ba bộ quần áo nhưng rất gọn gàng, sạch sẽ. Người Nhật trước đây cũng chẳng giữ đến mười bộ quần áo làm gì. Khi di chuyển thì luôn đi bộ, nhà ở thì đơn giản, thoải mái, và cũng không phải là nơi ở cố định. Người Nhật luôn xây mới, làm lại nhà cửa. Phong cách đó, dáng vẻ đó chẳng phải là lối sống tối giản hay sao. Chính lối sống này cũng đã ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống của Nhật, nét văn hóa tối giản. 

 

Ví dụ như trong phòng trà. Bên trong phòng không có một đồ vật dư thừa nào cả, cửa ra vào cũng chỉ có một cửa nhỏ hẹp. Nếu bạn thích kiểu ngồi dựa ghế như mấy người nổi tiếng thì đừng hòng bước vào được phòng trà. Ngoài ra, dù là võ sĩ có muốn vào phòng trà thì cũng phải để kiếm ở ngoài. Đã vào phòng trà thì không phân biệt người giàu hay người nghèo, dân thường hay người nổi tiếng, mà chỉ là cuộc gặp gỡ giữa người với người, cùng nhau thưởng thức một chén trà mà thôi. 

Như thế nào là người sống tối giản?

Mỗi người đều có những lý do khác nhau khi trở thành người sống tối giản. Có những người thấy cuộc sống đảo lộn vì đồ đạc, có người lại thấy không hạnh phúc dù giàu có và sở hữu nhiều thứ trong ta. Có người giảm bớt đồ đạc sau nhiều lần chuyển nhà, cũng có khi họ muốn thoát khỏi sự u ám của cuộc sống. Hay cũng có người vốn dĩ không thích nhiều đồ đạc, thậm chí cũng có người đã thay đổi cách sống sau khi trải qua động đất. 

Vậy một người sống tối giản là người như thế nào? Giảm bớt đồ đạc đến mức nào mới gọi là sống tối giản? Theo tác giả Sasaki, người sống tối giản là:

  • Người thực sự hiểu rõ cái gì là cần thiết với mình
  • Người biết giảm bớt đồ đạc vì những thứ thực sự quan trọng

Thực tế là không có tiêu chuẩn nào cho người sống tối giản. Điều đó có nghĩa là nếu bạn sở hữu cả trăm món đồ hay chỉ một chiếc ti vi thì bạn sẽ không thể sống tối giản, hay nếu bạn có thể dẹp hết quần áo vào một chiếc tủ thì có nghĩa bạn là người sống tối giản, không phải vậy…Tất cả những điều đó đều không phải là tiêu chuẩn để đánh giá xem một người có phải sống tối giản hay không.

Sasaki đưa ra ví dụ: “Ngày nay, có rất nhiều người đang sống theo những cách rất khác nhau. Ví dụ như anh Murakami Satoshi. Anh ấy không có chỗ ở cố định mà di chuyển khắp nơi với ngôi nhà xốp tự chế của mình. Hay như anh Sakatsume Keigo còn không có ngôi nhà nào, chỉ mang theo bên mình một chiếc túi Tote. Nếu so với họ, những người có nhà cửa ổn định như chúng ta đây chắc hẳn không được gọi là người sống tối giản rồi”. 

 

Trong suy nghĩ của tôi, người sống tối giản là người thực sự hiểu rõ cái gì là cần thiết cho mình chứu không phải là những thứ mong muốn theo cách nhìn của mọi người xung quanh. Hiểu rõ những thứ mình cần, bỏ hết những thứ ngoài mức cần thiết, đó chính là người sống tối giản. 

Tuy nhiên, với mỗi người khác nhau lại có những thứ quan trọng, cần thiết khác nhau. Bởi vậy, việc cắt giảm đồ đạc cũng khác nhau

Việc vứt bớt đồ đạc không phải là “mục đích” của lối sống tối giản, mà đó chỉ là một phương tiện giúp ta nhận rõ đâu mới là điều quan trọng thực sự trong cuộc sống của mình. Đó chỉ là chương mở đầu cho một câu chuyện, còn phần còn lại của cuốn sách là những điều mà bản thân mình đã nhận ra được. Để có thể chú tâm vào những việc quan trọng, hãy loại bỏ những việc không quan trọng. Đây chính là vấn đề trong mọi lĩnh vực đời sống hiện nay. 

Lược trích: Theo Hồng Tâm và Sasaki Fumio

 

Tác giả: Nguyễn Đắc Hậu
Nguồn:14 tỉnh/thành phố bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Dương, Lai Châu, Vĩnh Phúc, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hải Dương, Hà Giang. Trước đó, chiều 6/2, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV Bộ GDĐT đã họp và thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố căn cứ tình hình thực tế kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm một tuần nữa, trong đó có thể xem xét nghỉ toàn diện hoặc nghỉ học cục bộ, đảm bảo mục tiêu cao nhất là vì sự an toàn của học sinh và của cộng đồng. Bộ GDĐT sẽ hướng dẫn các địa phương để có các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện thực tế, bù lại thời gian nghỉ học do dịch bệnh, trong thời gian học sinh nghỉ học khuyến khích các nhà trường áp dụng hình thức học tập trực tuyến nhằm hướng dẫn học sinh tự học. Trong trường hợp cần thiết, Bộ sẽ xem xét lùi thời gian kết thúc năm học. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nCoV Bộ GDĐT cũng đề nghị các Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện công tác vệ sinh, tẩy trùng trường lớp học, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện tốt nhất đón học sinh quay lại trường trong thời gian tới, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, phụ huynh khi quay lại trường yên tâm học tập. Các trường đại học được tự chủ. Tuy nhiên, Bộ GDĐT sẽ chỉ đạo, kiểm tra các sơ sở đào tạo thực hiện đúng chương trình và bảo đảm chất lượng. Tiếp tục cập nhật... Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5
Hôm qua : 230
Tháng 01 : 4.055
Năm 2025 : 4.055