Ý nghĩa, lịch sử ngày 20/10 ngày phụ nữ Việt Nam

Ý nghĩa, lịch sử ngày 20/10 ngày phụ nữ Việt Nam

Ý nghĩa, lịch sử ngày 20/10 không phải ai cũng biết. Trải qua nhiều thăng trầm của xã hội, chị em luôn luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước.

Ý nghĩa ngày 20 - 10

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là ngày đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Đây cũng là lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Hơn 80 mùa thu qua, tổ chức Phụ nữ Liên hiệp Hội ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khỏe, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng.

Trải qua nhiều thăng trầm của xã hội, chị em luôn luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước.

Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”.

Vào những ngày này, hoạt động chào mừng ngày 20 tháng 10 tại Việt Nam được chú ý một cách khá đặc biệt, một số hoạt động liên quan đến phụ nữ đã diễn ra nhằm vinh danh nữ giới, nhiều cơ quan cũng như công ty đã tổ chức các lễ trao giải thưởng cho những phụ nữ xuất sắc hoặc đạt thành tích trong một số lãnh vực.

Các chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 10 cũng được tổ chức nhiều và khá công phu, một số ca sĩ nổi tiếng trong nước được mời để tham gia trình diễn, các bài hát về chủ đề phụ nữ và tình yêu như: “Thu quyến rũ”, “Em hãy ngủ đi”, “Này em có nhớ”… thường được mọi người trình bày trong những ngày này.

Trong những ngày này, thị trường quà tặng cho phụ nữ, nhất là hoa tươi và đồ trang sức rất sôi động và đa dạng, nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để có những món quà đặc biệt dành tặng cho người mình quan tâm

Cũng trong ngày 20 tháng 10, nhiều đường phố tại một số thành phố lớn ở Việt Nam như TP.HCM và Hà Nội đã xảy ra tình trạng kẹt xe vì lượng người lưu thông tăng đột biến, nhất là vào buổi tối.

Lịch sử Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính.

Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng.

Họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm, là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh, là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc.

Ngoài ra, họ còn là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.

Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ Việt Nam là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng.

Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ Việt Nam đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai.

Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ Việt Nam như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ.

Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.

Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.

Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.

Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã.

Ngày 1/5/1930, chị  Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: "Nam nữ bình quyền". Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ Việt Nam là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ.

Đảng đặt ra mục tiêu, phụ nữ Việt Nam phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.

Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam".

Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam".

Ngày 20.10 trở thành ngày để mỗi người tôn vinh, bày tỏ sự yêu mến đến những người phụ nữ. Những đóa hoa tươi thắm, món quà và lời chúc tuyệt vời nhất được mọi người gửi tặng đến các bà, mẹ, chị, em.

Tại các cơ quan, đơn vị, trường học vào ngày 20/10 thường tổ chức những buổi gặp mặt để tôn vinh những đóng góp của người phụ nữ trong công tác xã hội, đồng thời, đây là dịp để họ cùng ôn lại lịch sử của ngày này.

Tác giả: ad. Administrator
Nguồn:https://vtc.vn/y-nghia-lich-su-ngay-phu-nu-viet-nam-20-10-ar357043.html Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 236
Hôm qua : 78
Tháng 12 : 3.236
Năm 2024 : 236.277