TÁC HẠI KHÔNG NGỜ CỦA NÓNG GIẬN VÀ CÁCH KIỀM CHẾ

Bạn đã bao giờ nghĩ đến tác hại của nóng giận chưa?

 Với các cung bậc cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố thường ngày thì bất kỳ ai trong số chúng ta trong cuộc sống đều không tránh khỏi những thời điểm nóng giận bột phát, đó là con dao 2 lưỡi có khả năng giết chết nhanh chóng một mối quan hệ bạn dày công xậy dựng trong một thời gian dài hoặc làm xấu đi hình ảnh của bạn. Hôm nay, chúng ta hãy thử tìm hiểu về sự nóng giận, tác hại cũng như cách kiềm chế sự tức giận của bản thân nhé.

I. Nóng giận là gì?

Nóng giận là trạng thái mất bình tĩnh, không kiểm soát được cảm xúc của bản thân, và điều này khiến chúng ta có những phản ứng thái quá, mất bình tĩnh. Bạn có thể cảm thấy bực bội, khó chịu với mọi người, nóng giận của thể gây ra to tiếng, cãi vã, hoặc đi khi còn là nguyên nhân gây ra các cuộc ẩu đả. Mọi người có thể nóng giận khi bị xúc phạm, khi thấy bất công hoặc trong nhiều trường hợp không mong muốn khác.

II. Tác hại của việc nóng giận, mất bình tĩnh

1. Tác hại đối với sức khỏe bản thân

  • Gây tổn thương cho gan: Có thể bạn chưa biết, khi bạn nóng giận, tự khắc cơ thể bạn sẽ sản sinh ra chất “ catecholamine”, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương khi đó, lượng đường huyết trong cơ thể bạn sẽ lên rất cao, từ đó axit béo, độc tố gây hại cho gan và huyết dịch cũng không ngừng tăng lên.

  • Khiến não bạn nhanh chóng “già” đi: Khi bạn tức giận, não bạn sẽ phải chịu rất nhiều áp lực từ lượng huyết dịch ngày càng đổ rất nhiều về đây, điều này khiến cho lượng huyết dịch trong não tỉ lệ nghịch với lượng oxy cần thiết, cực kì gây hại cho não của bạn.

  • Tổn thương dạ dày: Tim lúc này sẽ tác động cùng với huyết quản, khiến cho lượng máu trong dạ dày và đường ruột của bạn giảm mạnh, làm mất cảm giác ngon miệng và thậm chí còn là nguyên nhân khến bạn bị viêm loét dạ dày.

  • Tổn thương phổi: Như bạn biết, khi tức giận, bạn sẽ thở nhanh và gấp hơn bình thường, phổi phải hoán đổi khí trong một tần suất quá cao. Lúc này, bao phổi không ngừng khuếch trương, thời gian thu co giảm xuống liên tục, do đó, phổi sẽ không có thời gian điều hòa, nghỉ ngơi mà phải làm việc liên tục. Đây là một nguyên nhân quan trọng gây ra nhưng tổn thương cho lá phổi.

  • Hệ thống miễn dịch bị tổn thương: khi tức giận cơ thể bạn cũng sẽ tiết ra chất “ cortisol do cholesterol”, nếu không kiềm chế được cơn tức giân, cơ thể sẽ liên tục tạo ra chất này và tích tụ trong một thời gian dài, gây ra vết thương cho hệ thống miễn dịch của bạn, khi đó sức đề kháng đối với các loại bệnh tậ sẽ giảm đi, cơ thể sẽ yếu hơn.

  • Thiếu oxy cho cơ tim: Lượng huyết dịch về tim khi tức giận sẽ chuyển rất nhiều lên não và phần mặt của bạn, do đó, lượng huyết dịch cần thiết cho vận hành của tim sẽ giảm đi. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng thiếu oxy lên tim, làm cho tim co bóp không còn nhịp nhàng như bình thường nữa.b. 

  • Tác hại đối với các mối quan hệ xung quanh bạn

Như đã nói phía trên, khi tức giận, bạn có xu hướng nảy sinh những lời nói và hành động một cách không suy nghĩ, từ đó gây ra những tổn thương cho các mối quan hệ xung quanh bạn, đặc biệt là đối với những người có sở thích “ giận cá chém thớt và bôi ớt lên dao”. Nhiều khi, lời nói và hành động chỉ là một phút bốc đồng nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng trong tình huống “ sự đã rồi”, bạn sẽ khó lòng nhận được sự cảm thông từ người khác.

III. Biện pháp kiềm chế sự nóng giận của bản thân.

Bản thân tôi cũng được đánh giá là một con người khá nóng tính, nên tôi đã thử tìm hiểu một số biện pháp để tự kiềm chế khi nóng giận.

  1. Hít thở sâu trong vòng 10 giây: nghe có vẻ đơn giản nhưng đây lại được đánh giá là một trong những biện pháp khá hiệu quả trong việc kiềm chế sự nóng giận. Khi cảm thấy bức xúc đang tăng lên, hãy dừng lại mọi thứ, nhắm mắt, hít thở sâu trong vòng 10 giây, bạn sẽ nhanh chóng kiềm chế được cảm xúc của mình và lấy lại bình tĩnh.

  2. Nghĩ kĩ trước khi nói: dù bạn đang tức giận đến đâu, muốn “ xả” hết mọi thứ bạn nghĩ trong đầu ra đến đâu thì hãy cố gắng suy nghĩ vê những gì bạn định nói ra, xem liệu bạn có hối hận về nó sau này hay không.

  3. Hỏi chắc chắn trước khi nói: Khi bạn không hài lòng về lời nói của người khác, hãy hỏi lại chắc chắn xem ý của họ là gì, để tránh hiểu nhầm mục đích của mọi người, và khi bạn có thể hiểu ra thì tình huống lại ở thế “ sự đã rồi”.

  4. Tìm niềm vui của bạn: Đừng cố gắng thể hiện sự tức giận của bản thân qua hành động, lời nói, hãy tìm đến những gì bạn thích, xem một bộ phim hài hước, nghe bản nhạc tủ của bạn, bạn sẽ thấy yêu đời hơn.

  5. Chia sẻ với người khác: Thay vì cố gắng “ dằn mặt” kẻ thù, hãy nói chuyện, tâm sự với người bạn thân của mình, có thể sự tức giận sẽ giảm đi nhanh chóng và bạn cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ bạn bè mình đấy.

  6. Xem lại bản thân, giảm cái tôi của mình xuống: trong nhiều trường hợp, người khác chỉ muốn điều tốt cho bạn nhưng bạn lại có thể chưa hiểu và nghĩ rằng họ đang bêu xấu mình. Hãy xem lại thái độ, tác phong của bản thân mình xem mình có nên và có đáng tức giận với họ hay không.

Tóm lại, tức giận là điều không tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng với nhiều tác hại mà nó đem lại hơn là lợi ích, hay cố gắng tìm cách kiềm chế theo cách của riêng bạn. Chúc mọi người thành công và có cuộc sống vui vẻ.

nguồn : http://readzo.com/posts/10605-tac-hai-khong-ngo-cua-nong-gian-va-cach-kiem-che.htm

Tác giả: Administrator - Sưu tầm
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 18
Hôm qua : 230
Tháng 01 : 4.068
Năm 2025 : 4.068