Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương

Từ lũ lụt, động đất tới sóng thần, hỏa hoạn, mẹ thiên nhiên đã cho con người thấy được sự giận dữ kinh hoàng bằng hàng loạt thảm họa kinh hoàng trong thập kỷ qua, khiến ai cũng đau thương và sợ hãi khi nhớ lại.

Từ năm 2010-2019, thế giới liên tục chứng kiến những thảm họa thiên nhiên tàn khốc, giết chết hàng triệu người, để lại vô vàn hậu quả đau thương cả về vật chất lẫn tinh thần. 

Động đất Haiti năm 2010

Khi thập kỷ vừa bước qua được vài ngày, vào ngày 12/1/2010, thế giới bàng hoàng chứng kiến trận động đất mạnh 7 độ richter tấn công đất nước Haiti nhỏ bé. Tâm chấn của trận động đất nằm cách thủ đô Port-au-Prince chỉ khoảng 25 km về phía tây, chấn tiêu ở độ sâu 13 km. Trong nhiều tuần tiếp theo, hàng loạt cuộc dư chấn đã khiến quốc đảo nghèo này rung chuyển.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 1

Hầu hết các công trình lớn tại Haiti đều hư hỏng nặng nề, bao gồm Dinh tổng thống, tòa nhà quốc hội, nhà thờ lớn Port-au-Prince, nhà tù chính. Tất cả các bệnh viện, trường học, trung tâm y tế đều sụp đổ không thể hoạt động được. Suốt nhiều đêm sau trận động đất, những người dân còn sống phải ngủ trên đường phố, vỉa hè hoặc lều tạm, chịu cảnh màn trời chiếu đất, không ai dám chui vào nhà vì nơm nớp lo sợ dư chấn làm sập.

Ước tính số người chết sau thảm họa động đất Haiti là khoảng 250.000 - 300.000 người, số người bị thương nhiều không đếm xuể. Trận động đất cũng khiến 5 triệu người dân nước này phải di dời. Số người tử vong khổng lồ đã khiến trận động đất Haiti năm 2010 trở thành thảm họa tự nhiên có số thương vong lớn nhất thập kỷ qua và cũng là một trong những thảm họa thương vong nhiều nhất lịch sử loài người.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 3

Không chỉ chịu đau đớn trong những ngày động đất mà nhiều năm sau, người dân Haiti vẫn phải gánh chịu hậu quả từ nó. Vốn là một trong những nước nghèo nhất thế giới, người dân Haiti phải oằn mình để sống sót trong sự nghèo đói và bất bình đẳng ngày càng lan rộng.

Động đất và sóng thần Tohoku (Nhật Bản) năm 2011

Vào ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9,1 độ richter đã làm rung chuyển vùng Tohoku, phía đông Nhật Bản. Cường độ của trận động đất cũng gây ra một đợt sóng thần tàn khốc, có nơi sóng cao tới 10 m, nhấn chìm mọi sinh vật sống.

Trận động đất và sóng thần cùng lúc đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho nước này cả về người và của. Một con đập bị vỡ, các tuyến đường bị phá hỏng nghiêm trọng, hàng triệu người rơi vào tình trạng thiếu điện và nước, cháy nổ tại nhiều khu vực. Và đặc biệt, ít nhất 3 vụ nổ lò phản ứng do rò rỉ khí hydro đã xảy ra tại nhà chứa các lò phản ứng khi hệ thống làm mát bị hỏng hoàn toàn. Vụ việc cực kỳ nghiêm trọng tới mức mọi công dân sống trong phạm vi bán kính 20 km từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và II đều phải sơ tán khẩn cấp.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 4

Trận động đất năm 2011 được coi là trận động đất mạnh nhất từng xảy ra tại Nhật Bản và và là một trong năm trận động đất mạnh nhất thế giới từ khi các thiết bị ghi nhận được sử dụng từ năm 1900. Chính phủ Nhật Bản cho biết thiệt hại do thảm họa này gây ra lên tới 309 tỷ USD, kỷ lục trên thế giới.

Năm 2011, hơn 20.000 người dân Nhật Bản đã thiệt mạng và hơn nửa triệu người phải sơ tán do sự tức giận của mẹ thiên nhiên.

Động đất Christchurch (New Zealand) năm 2011

Khoảng 13h chiều ngày 22/2/2011, người dân thành phố Christchurch, New Zealand, đang ăn trưa thì một trận động đất 6,3 độ richter xảy ra. Nhiều người đã bỏ mạng mà không kịp ăn nốt bữa trưa cuối cùng, không kịp nhìn mặt người thân, không kịp nói ra những tâm nguyện cuối đời.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 5

Hàng trăm tòa nhà đổ sập, hàng trăm con đường bị hư hại nặng nề. Trong nhiều tuần sau đó, hàng trăm cuộc dư chấn hậu động đất liên tiếp xảy ra, cản trở công tác phục hồi và dọn dẹp.

Trong ngày đầu tiên của trận động đất, ít nhất 65 người đã được xác nhận tử vong. Trong những ngày tiếp theo, con số này tăng lên 200-400 người. Nhiều người bị mắc kẹt dưới các đống đổ nát phải mất nhiều ngày để tìm được. Cựu Thủ tướng New Zealand khi ấy là ông John Key đã nói: "Đây là ngày đen tối nhất của New Zealand".

Lũ lụt Queensland (Úc) năm 2010-2011

Mùa hè năm 2010-2011, lũ lụt đã càn quét và phá hủy cuộc sống của hàng nghìn người tại bang Queensland, nước Úc. Mưa lớn suốt nhiều tháng khiến hàng nghìn người phải di tản. Ít nhất 31 thị xã và hơn 200.000 người bị ảnh hưởng. Theo nghiên cứu của Đại học Queensland, 3/4 bang này là khu vực phải gánh chịu thiên tai kéo dài từ tháng 11/2011 đến tháng 2/2011. 

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 6

Trận lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của 35 người. Hơn 300 con đường bị phong tỏa, hàng chục nghìn ngôi nhà ngập hoàn toàn trong nước. Nhiều năm sau đó, người dân nước Úc vẫn vật lộn với công tác dọn dẹp và phục hồi sau lũ lụt.

Siêu bão Sandy năm 2012

Trận bão nhiệt đới có tên Sandy đổ bộ vào Jamaica, Cuba, Haiti, Bahamas và Mỹ đã giết chết 150 người vào tháng 10/2012. Cơn bão kéo dài ít nhất 6 ngày đã khiến hàng nghìn ngôi nhà và tòa nhà cao tầng bị phá hủy, hàng triệu người bơ vơ vì không có điện, nước uống và thiết bị sưởi ấm.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 7

Siêu bão Sandy đã gây mưa lớn và ngập lụt trên một khu vực trải dài khoảng 1.290 km với 50 triệu dân, trong đó 7,4 triệu gia đình, cơ quan và doanh nghiệp phải chịu cảnh mất điện, hơn 1 triệu người phải sơ tán.

Cơn bão đã ảnh hưởng đến hơn 24 tiểu bang của Mỹ, gây thiệt hại hơn 70 tỷ USD. Theo Cơ quan quản lý khẩn cấp liên bang Mỹ, Sandy là cơn bão mạnh nhất và khủng khiếp nhất kể từ sau cơn bão Katrina năm 2005.

Siêu bão Haiyan năm 2013

Siêu bão Haiyan (còn được gọi là Hải Yến) đã tàn phá một phần Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines vào đầu tháng 11/2013, là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thế giới năm 2013. Đây cũng được coi là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất từng đổ bộ Philippines trong lịch sử.

Bão Haiyan đã khiến hơn 6.000 người thiệt mạng, hơn 3 triệu người phải di dời, hơn 11 triệu người phải chịu ảnh hưởng, hàng chục nghìn người mất nhà mất của. Không chỉ đổ bộ vào Philippines, siêu bão này còn ảnh hưởng tới một số khu vực lân cận như Việt Nam, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 8

Với sức gió lên tới gần 315 km/h, khoảng 60 tỉnh của Philippines phải chịu ảnh hưởng của cơn bão. Mặc dù đã chuẩn bị công tác phòng tránh từ trước, công tác cứu hộ cũng diễn ra khẩn cấp, nhanh chóng nhưng số người thiệt mạng trong siêu bão Haiyan vẫn quá lớn, để lại tang thương suốt một thời gian dài.

Động đất Lỗ Điện (Trung Quốc) năm 2014

Hơn 600 người đã thiệt mạng và hơn 2.000 người khác bị thương khi trận động đất mạnh 6,1 độ richter nổ ra tại huyện Lỗ Điện, thành phố Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào tháng 8/2014.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 9

Tâm chấn của trận động đất nằm cách khoảng 11 km về phía tây-tây bắc của thị trấn Văn Bình. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã dẫn thông tin từ chính quyền cho biết, hơn 12.000 ngôi nhà đã bị sập đổ và hơn 30.000 bị hư hỏng sau trận động đất này. Sau đó, mưa lớn cộng với lở đất đã tàn phá nặng nề hơn khu vực này, gây ra rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân nhiều tháng sau đó.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 10

Động đất Nepal năm 2015

Ngày 25/4/2015, một trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã đổ bộ vào Nepal. Tâm chấn của nó nằm khoảng 29 km về phía đông-đông nam so với huyện Lamjung, khu vực Gandaki, Nepal, ở độ sâu khoảng 15 km. Đây là trận động đất mạnh nhất tại nước này kể từ năm 1934.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 11

Hàng chục nghìn ngôi nhà bị phá hủy, bao gồm cả các trường học, bệnh viện, vô số người trở thành vô gia cư. Ước tính trận động đất này đã khiến hơn 8.000 người chết và hơn 16.000 người khác bị thương.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 12

Nhiều tuần sau đó, những cơn dư chấn mạnh mẽ vẫn tiếp diễn khiến ai cũng lo sợ một trận động đất khác có thể xảy ra. Không những thế, trận động đất này cũng là nguyên nhân gây ra lở tuyết trên dãy Himalaya, khiến hơn 20 người chết, nhiều người khác bị mắc kẹt và bị thương nặng khi đang chinh phục đỉnh Everest.

Động đất Ecuador năm 2016

Vào một buổi tối của tháng 4/2016, đất nước Ecuador đã rung chuyển bởi trận động đất mạnh 7,8 độ richter, biến những tòa nhà cao tầng thành đống đổ nát chỉ trong chớp mắt. Ít nhất 670 người đã thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương trong đại thảm họa này.

Ngay sau đó, tổng thống Ecuador đã ban bố tình trạng khẩn cấp khắp cả nước. Thiệt hại diễn ra trên diện rộng, ít nhất 55 dư chấn đã xảy ra sau trận động đất và rung lắc có thể cảm nhận được ở thủ đô Quito, Ecuador và cả phía bắc Peru. Những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đều là địa điểm du lịch nổi tiếng tại quốc gia Nam Mỹ này.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 13

Các nỗ lực cứu trợ người dân bị cản trợ do thiếu điện và nước, đường xá bị phá hủy hoàn toàn và đường dây liên lạc bị cắt đứt. Ecuador đã phải gánh chịu một năm 2016 nhiều tang thương.

Bão Maria năm 2017

Bão Maria là một trận lốc xoáy nhiệt đới mạnh đổ bộ vào Puerto Rico, Quần đảo Thổ Nhĩ Kỳ và Caicos, quần đảo Leeward và Cộng hòa Dominican vào mùa hè năm 2017. Có thời điểm, sức gió lến tới 282 km/h, giết chết hơn 3.000 người và làm bị thương hàng nghìn người khác.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 14

Bão Maria đã xé nát nhiều mái nhà, biến những con đường trên nền đất thấp thành những dòng sông chứa vô số mảnh vỡ. Cơn bão mạnh cấp 5 này đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cả về người và của cho Puerto Rico, Dominica, nhiều đảo quanh đó bị hư hại nhà cửa, mùa màng, ngập lụt nghiêm trọng nhiều tuần mới rút hẳn. Công tác cứu trợ và phục hồi sau bão cũng gặp không ít khó khăn vì vấn đề chính trị.

Cháy rừng ở Hy Lạp năm 2018

Tháng 7/2018, một loạt các vụ cháy rừng diễn ra liên tiếp tại Hy Lạp, bắt đầu từ các khu vực ven biển Attica, sau đó càn quét và phá hủy thị trấn Mati, phía đông Athens. Đây được coi là một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử Hy Lạp.

Gió mạnh lên tới 120 km/h cộng với độ ẩm thấp đã tạo điều kiện cho ngọn lửa bùng lên và nhanh chóng lan rộng ra. Hơn 1.000 căn nhà bị lửa thiêu rụi. Nhiều người cháy đen trong nhà hoặc trong ô tô, nhiều người tuyệt vọng nhảy xuống biển.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 15

Theo số liệu chính thức tính đến ngày 25/7, 81 người đã thiệt mạng. Giới chức lo ngại rằng con số cuối cùng có thể còn tăng lên nhiều hơn nữa. Hơn 700 người phải sơ tán, ngôi làng Mati ven biển không còn giống nơi con người từng sống. Thời điểm đó, mọi mặt báo trên toàn cầu đều đưa tin về vụ cháy hoặc những người thân tuyệt vọng cầu xin tìm thông tin của người nhà mất tích. 

Động đất Lombok (Indonesia) năm 2018

Tháng 8/2018, một trận động đất mạnh 6,9 độ richter đã xảy ra tại đảo Lombok, Indonesia, đồng thời gây ra sóng thần nhỏ. Đảo Lombok biến thành đống đổ nát trong nháy mắt. Hàng trăm nghìn người chứng kiến người thân chết ngay trước mắt, và trở thành vô gia cư tại căn nhà của chính mình.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 16

Người dân địa phương tin rằng đây là trận động đất mạnh nhất từng xảy ra ở Lombok. Toàn bộ hơn 13.000 ngôi nhà bị phá hủy, đường bị nứt, các cây cầu bị gãy, mọi thông tin liên lạc đều bị cắt đứt. 

Thảm họa này đã khiến ít nhất 550 người thiệt mạng và hơn 300.000 người phải di dời. Nhiều người hoảng loạn chạy đi tìm người thân trong các đống đổ nát, nhiều người đau đớn nằm chờ chết, nhiều người khác khóc lóc vì sống sót sau trận động đất nhưng mất đi của cải, người thân yêu. Cả đất nước Indonesia khi đó đều hướng về đảo Lombok.

Hạn hán tại Úc năm 2018

Nước Úc đã trải qua nhiều đợt hạn hán trong lịch sử nhưng vào năm 2018, 100% lãnh thổ bang New South Wales của nước này phải chịu ảnh hưởng của hạn hán đã khiến cả thế giới kinh hoàng. Ngoài ra, 60% bang Queensland cũng bị chịu ảnh hưởng của đợt khô hạn. Nông dân Úc nói rằng đây là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn một thập kỷ qua.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 17

Trận hạn hán kéo dài giống như "bệnh ung thư" đã ăn mòn người dân nước Úc. Những con gia súc chết dần, không cây cối nào còn sống sót, người dân vật lộn để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đối phó với hàng loạt nguy hại sức khỏe. Lượng mưa lẻ tẻ suốt nhiều tháng khiến nước Úc trông như một hoang mạc khổng lồ.

Cháy rừng Amazon năm 2019

Hơn 74.000 vụ cháy rừng đã xảy ra tại Brazil từ tháng 1 đến tháng 8/2019, trong đó có hơn một nửa các vụ cháy xảy ra trong rừng Amazon, nơi vẫn được coi là "lá phổi của Trái đất". Ít nhất 39.000 vụ cháy đã xảy ra tại rừng Amazon vào tháng 8/2019 khiến nước này phải ban bố tình trạng khẩn cấp. 

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 18

Hàng nghìn người phải di tản, hàng triệu loài động thực vật chết cháy. Những đám cháy tại Amazon lớn tới mức có thể nhìn thấy các đám khói từ trạm vũ trụ không gian. Các chuyên gia cho hay việc người dân địa phương phá rừng để làm nương rẫy hoặc chăn thả gia súc trong những tháng mùa khô đã khiến tình trạng cháy rừng trở nên nghiêm trọng hơn.

Không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, phá hủy thảm thực vật tồn tại nhiều năm, trận cháy rừng này còn có thể ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu, lượng oxy do rừng Amazon cung cấp lên khí quyển và cả sự tồn vong của Trái đất trong tương lai.

Cháy rừng tại Úc năm 2019-2020

Thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất, đang được quan tâm nhất trên thế giới và vẫn đang tiếp diễn chính là vụ cháy rừng tại Úc, bắt đầu từ tháng 9/2019 nhưng đến cuối tháng 12/2019 mới bắt đầu bùng phát mạnh mẽ và kinh hoàng. Nước Úc đang trải qua trận cháy rừng đại thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 19

Ít nhất 20 người đã chết, hơn 1.500 ngôi nhà bị thiêu rụi, nhiều người bị mất tích, nửa tỉ sinh vật chết cháy. Hình ảnh người dân nước Úc trốn chạy trong làn khói bụi dày đặc, tàn tro nhuốm đỏ bầu trời và độc hại hơn bao giờ hết, những sinh vật đáng thương nằm chết la liệt trên đường, lửa tàn bạo lấn chiếm mọi nơi... đã ám ảnh cả thế giới suốt nhiều ngày qua. 

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 20

Tính đến nay, hơn 10 triệu ha rừng của Úc đã bị thiêu rụi, thiệt hại kinh tế chưa thể ước tính được. Nắng nóng đỉnh điểm kéo dài càng khiến đám cháy lan ra, lửa bốc lên ngùn ngụt không có dấu hiệu chấm dứt, các nhà chức trách ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc, yêu cầu người dân nhanh chóng di dời khỏi khu vực nguy hiểm. Cả nước Úc đang rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện mà chưa tìm được lối thoát.

Nhìn lại 15 thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất thập kỷ qua: Một thập kỷ đầy đau thương - 21

Khói dày đặc bao phủ cả thành phố Sydney nhiều tuần liền, cư dân đổ xô đi mua mặt nạ chống độc và máy lọc không khí. Trong khi đó, mùa hè tại Úc chỉ mới bắt đầu và tình trạng cháy rừng được dự đoán còn tiếp diễn trong những tháng tới.

Tác giả: Bùi Huy Hoàng (Tổng hợp)
Nguồn:https://eva.vn/tin-tuc Sao chép liên kết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 226
Hôm qua : 560
Tháng 11 : 3.163
Năm 2024 : 225.658